Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

Những nguồn luật điều chỉnh hợp đồng xuất nhập khẩu nói chung

Nền kinh tế toàn cầu mở ra cơ hội to lớn hơn bao giờ hết để doanh nghiệp tiếp cận tới các thị trường khắp nơi trên thế giới. Hàng hoá được bán ra ở nhiều nước hơn, với số lượng ngày càng lớn và chủng loại đa dạng hơn. Giao dịch mua bán quốc tế ngày càng nhiều và phức tạp, do đó nếu hợp đồng mua bán hàng hoá không đựơc soạn thảo một cách kỹ lưỡng sẽ có nhiều khả năng dẫn đến sự hiểu nhầm và những vụ tranh chấp tốn kém tiền bạc. Chính vì vậy mà cần có các cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng sao cho giảm thiểu các tranh chấp. Hiện nay có ba nguồn luật làm cơ sở điều chỉnh hợp đồng đó là nguồn luật quốc gia, nguồn luật quốc tế và tập quán quốc tế.

Là nguồn luật từ nước người bán và người mua, nguồn luật này điều chỉnh về chủ thể cũng như hình thức và loại hàng hoá trong hợp đồng.

Mỗi nguồn luật có những quy định riêng, các chủ thể của hợp đồng phải tuân theo cả hai luật của hai bên mua và bán, loại hàng phải được phép mua bán theo quy định của pháp luật của nước bên bán và bên mua.

Bao gồm các các công ước và hiệp ước quốc tế, song phương và đa phương giữa các bên của hợp đồng, nó quy định hình thức hợp đồng, quy tắc về vận tải cũng như những ưu đãi, hạn chế về trao đổi thương mại, thuế quan giữa các quốc gia. Dưới đây là một số quy tắc và công ước:

Quy tắc Hague-Visby áp dụng cho các vận đơn được phát hành tại nước tham gia quy tắc.

Công ước của liên hợp quốc về chuyên chở hàng hoá bằng đường biển ký ngày 31/3/1978 tại Hamburg, áp dụng cho tất cả các hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển.

Công ước Vien 1980 (CISG), được toàn thế giới công nhận về quy định hình thức, các vấn đề liên quan đến hợp đồng cũng như các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế.

Là các quy tắc chính thức của một khu vực hay của phòng thương mại quốc tế (UCP, Incoterm) về giải thích các điều kiện thương mại, tạo điều kiện cho giao dịch thương mại khu vực và quốc tế diễn ra một cách trôi chảy. Việc dẫn chiếu các tập quán này trong hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ phân định rõ ràng nghĩa vụ tương ứng của các bên và làm giảm nguy cơ rắc rối về mặt pháp lý.

Chú ý là khi đã dẫn chiếu các tập quán vào một điều khoản của hợp đồng thì không được thêm các nghĩa vụ bên ngoài như sự thảo thuận của các bên mua bán vào điều khoản đó, vì nếu vậy thì các quy định này sẽ không có hiệu lực.

Điều kiện hiệu lực của hợp đồng xuất khẩu

Chủ thể hợp đồng phải là các thương nhân của các doanh nghiệp có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau. Nếu là doanh nghiệp Việt Nam thì phải được thành lập theo luật Việt Nam còn doanh nghiệp nước ngoài thì do luật nước ngoài điều chỉnh.

Tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đều có thể thực hiện các hoạt động xuất khẩu nếu tìm được bạn hàng ký kết hợp đồng xuất khẩu đáp ứng đủ các điều kiện của luật Việt Nam.

*Đối tượng của hợp đồng xuất khẩu:

Phải là các mặt hàng được phép xuất khẩu theo quy định của nhà nước. Nếu là hàng nhà nước quản lý bằng hạn ngạch thì muốn xuất khẩu phải có phiếu hạn ngạch, Hàng hoá trong hợp đồng xuất phải phù hợp với giấy đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp được cấp.

*Hình thức của hợp đông xuất khẩu:

Hợp đồng xuất khẩu chỉ có hiệu lực pháp lý khi được lập thành văn bản (theo luật Việt Nam), trong đó thì thư từ điện tin, telex, fax cũng được coi là văn bản. Tất cả những sửa đổi, bổ sung của hai bên về hợp đồng đều phải được làm thành văn bản, ngoài ra mọi sự thảo thuận bằng miệng đều không có giá trị pháp lý.

* Xét theo thời gian thực hiên hợp đồng có hai loại hợp đồng:

* Theo nội dung quan hệ kinh doanh có:

* Theo hình thức hợp đồng: có hợp đồng bằng văn bản và hợp đồng miệng theo Công ước Viên 1980, còn tại Việt Nam quy định hợp đồng thương mại quốc tế phải bằng văn bản.

*Theo cách thức thành lập hợp đồng: bao gồm hợp đồng một văn bản hay hợp đồng nhiều văn bản.