Cách Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
CTTĐT - Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện người lao động không chỉ có chỗ dựa vững chắc khi về già nhờ khoản tiền lương mà còn được hưởng cả chế độ tử tuất và tham gia BHXH miễn phí khi hưởng lương hưu.
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là ai?
Một số đối tượng có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 01 tháng.
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố.
- Người lao động giúp việc gia đình.
- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương.
- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm.
- Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu.
- Người tham gia khác đáp ứng đủ điều kiện.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Căn cứ theo các quy định tại Chương 4, Luật bảo hiểm xã hội 2014 và những điểm mới trong Luật BHXH sửa đổi năm 2024 mới đây. Theo đó, mức hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện như sau:
Cách dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị định 134/2015/NĐ-CP, người tham gia BHXH tự nguyện có quyền tạm dừng đóng BHXH tự nguyện khi không có khả năng đóng tiếp hoặc không có nhu cầu tham gia.
Để tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bạn cần làm các bước sau:
Bước 1: Viết đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn đăng ký tham gia. Trong đơn, bạn cần ghi rõ lý do, thời gian và số tháng đã đóng BHXH tự nguyện.
Bước 2: Nộp đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện kèm theo sổ BHXH tự nguyện (nếu có) cho cơ quan BHXH nơi bạn đăng ký tham gia. Bạn có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của cơ quan bảo hiểm xã hội. Giấy chứng nhận này sẽ ghi rõ thời gian tạm dừng và thời gian được phép tiếp tục đóng.
- Thời gian tạm dừng đóng BHXH tự nguyện không được tính vào thời gian đóng bảo hiểm để tính quyền lợi bảo hiểm.
- Người tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không được hưởng các chế độ bảo hiểm trong thời gian tạm dừng.
- Người tạm dừng đóng BHXH tự nguyện, nếu muốn tiếp tục đóng, phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan BHXH.
Như vậy, bạn có thể đăng ký lại bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi tạm dừng.
Bạn chỉ cần nộp đơn xin tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện kèm theo giấy chứng nhận tạm dừng đóng và sổ bảo hiểm xã hội tự nguyện (nếu có) cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn đăng ký tham gia. Bạn cũng cần chọn lại mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và phương thức đóng. Bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Hy vọng những thông tin này có ích cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc gì khác, bạn có thể liên hệ với cơ quan Bảo hiểm xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội điện tử EBH để được tư vấn chi tiết.
Điều kiện tham gia BHXH tự nguyện là gì?
Căn cứ theo Khoản 4, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014 quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Theo đó, để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người dân cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Là Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên.
- Không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Có nhu cầu thực và khả năng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Mức hưởng chế độ hưu trí BHXH tự nguyện
Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi có đủ thời gian đóng BHXH từ 20 năm trở nên và có đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định:
Năm 2024, tuổi nghỉ hưu đối với lao động Nam là 61 tuổi và đối với lao động Nữ là 56 tuổi 4 tháng.
Trường hợp lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ số năm đóng BHXH thì có thể áp dụng phương thức đóng 1 lần cho những năm còn thiếu (tối đa là 10 năm) để đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức lương hưu hàng tháng được tính theo công thức:
Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng x Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
Theo quy định, mức hưởng lương hưu hàng tháng bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH, trong đó, đối với Lao động nam là 20 năm và lao động nữ là 15 năm. Sau đó cứ mỗi năm thì tỷ lệ hưởng lương hưu được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, mức đóng BHXH tự nguyện càng cao thì mức hưởng lương hưu càng cao.
Đối với người lao động đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng và không phân biệt là người tham gia đóng theo hình thức bắt buộc hay tự nguyện. Đối với trường hợp cá nhân tham gia BHXH bắt buộc chưa đóng từ đủ 20 năm đã đến tuổi về hưu có thể tiếp tục đóng bảo hiểm theo hình thức tự nguyện đến đủ 20 năm để được hưởng lương hưu theo quy định.
Bên cạnh quyền lợi về hưởng lương hưu hàng tháng, người tham gia BHXH tự nguyện về hưu còn được cấp thẻ BHYT miễn phí trong suốt thời gian hưởng lương hưu theo quy định.
Đồng thời, người lao động về hưu cũng được nhận các quyền lợi từ chính sách điều chỉnh lương hưu của Chính phủ trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng CPI và sự tăng trưởng của nền kinh tế để phù hợp với Ngân sách của Nhà nước và của Quỹ BHXH.
Người tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đã đến tuổi về hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH theo quy định có thể rút BHXH 1 lần nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
(1) Đủ tuổi về hưu theo quy định những chưa tham gia đủ 20 năm đóng BHXH để nhận lương hưu và không tiếp tục tham gia BHXH.
(2) Người tham gia bảo hiểm tự nguyện ra nước ngoài định cư hoặc mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng (theo quy định của Bộ Y tế) thì có thể rút BHXH 1 lần từ sớm.
(3) Đối với người lao động bình thường nếu chưa đủ 20 năm đóng BHXH và sau 1 năm không tiếp tục đóng BHXH thì có thể gửi đề nghị rút BHXH 1 lần cho cơ quan BHXH.
Mức hưởng khi rút BHXH 1 lần đối với người tham gia BHXH tự nguyện hưởng chế độ hưu trí cũng được tính theo số năm người tham gia đã đóng BHXH trước đó, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014.
b) 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
Chú ý: Đối với trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 01 năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Mức hưởng BHXH 1 lần đối với người tham gia BHXH (không phân biệt BHXH bắt buộc hay tự nguyện) được Nhà nước hỗ trợ không bao gồm các khoản tiền được Nhà nước hỗ trợ người tham gia đóng BHXH tự nguyện (Trừ trường hợp người tham gia đang mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định)
Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Căn cứ theo quy định Khoản 2, Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội mức đóng BHXH tự nguyện được tính căn cứ theo thu nhập người lao động tự lựa chọn để đóng BHXH. Cụ thể như sau:
- Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn
- Mức thu nhập tháng của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn: thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện cho các đối tượng tham gia. Tùy từng đối tượng cụ thể mà mức hỗ trợ sẽ khác nhau:
+ Người thuộc hộ nghèo: 30% mức đóng BHXH tự nguyện
+ Người thuộc hộ cận nghèo: 25% mức đóng BHXH tự nguyện
+ Các đối tượng khác: 10% mức đóng BHXH tự nguyện
Ngoài ra ở mỗi tỉnh căn cứ theo ngân sách của địa phương người tham gia BHXH tự nguyện có thể được hỗ trợ thêm từ quỹ BHXH.