Đồi Cao Su Mùa Lá Rụng Ở Mỹ Bao Lâu
Mùa rụng lá, mùa cây cao su không đau. Quanh năm, cây cao su rút cạn mình dòng nhựa trắng, đều đặn ngày ngày đêm đêm đỡ đần người nông dân trong bộn bề nỗi lo cơm áo. Chi chít quanh thân cây là những vết rạch ngang rạch dọc vĩnh viễn không thể lành da, liền miệng. Tuổi đời càng cao vết thương càng nhiều. Cây cứ chắt chiu từng giọt nắng giọt mưa của trời, từng ngọt lành của đất để rồi ứa ra rào rạt dòng nhựa vui buồn. Đến mùa này cây được nghỉ ngơi, những vết thương ngưng chảy máu. Lá rụng, cành cây trụi lủi vươn dài, sự sống âm thầm được nuôi dưỡng, nảy nở bên trong.
Khoảng cuối tháng 12 đến đầu tháng 3 hàng năm những rừng cao su bạt ngàn ở Bình Phước bước vào mùa thay lá, tạo nên khung cảnh thơ mộng như trong phim ngôn tình.
Vào khoảng thời gian này, cả cánh rừng cao su ở huyện Hớn Quản ngả sang màu vàng, đẹp thơ mộng như cảnh trong các bộ phim ngôn tình Hàn Quốc.
Những chiếc lá cao su vàng chóe, trực chờ những con gió thoảng nhẹ là rụng xuống.
Lá rụng tạo thành một thảm lá màu vàng.
Những chiếc là vàng xen lẫn trong tán lá xanh trông rất đẹp mắt.
Nếu đến đây vào những ngày này, du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp vô cùng lãng mạn, nên thơ của rừng cao su vào mùa thay lá.
Vào mùa này, người nông dân sẽ ngưng thu hoạch mủ cao su để vệ sinh và dưỡng cây chuẩn bị cho mùa thu hoạch nhựa năm sau.
Thảm lá cao su mới rụng hứa hẹn sẽ cho ra những bức ảnh sống ảo tuyệt đẹp.
Đến cuối mùa, khi những chiếc lá cao su cuối cùng rụng xuống, cả rừng cao su bạt ngàn sẽ chỉ còn những cành cây khẳng khiu.
Khi lá cây rụng hết cũng là lúc rừng cao su đâm, nảy lộc và bắt đầu một mùa mới, hình thành những tán lá xanh mới.
Ngày 23-1, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị cho biết hơn 520 ha cao su tại các huyện Cam Lộ, Vĩnh Linh, Gio Linh bị khô cành, rụng lá bất thường khiến nông dân đứng ngồi không yên.
Hiện tượng cây cao su bị khô cành, rụng lá bất thường này diễn ra từ cuối năm 2023 đến nay. Cụ thể, tại huyện Cam Lộ có 200 ha, Vĩnh Linh 250 ha, Gio Linh hơn 50 ha bị nhiễm bệnh. Diện tích cao su nhiễm bệnh chủ yếu đã cho mũ.
Hơn 500 ha cao su ở tỉnh Quảng Trị nhiễm bệnh lạ gây nên hiện tượng khô cành, rụng lá
Gia đình ông Lê Văn Bình (ngụ xã Cam Thành, huyện Cam Lộ) có 1 ha cao su trên 10 năm tuổi. Theo ông Bình, thông thường phải gần 2 tháng nữa cây cao su trên địa bàn mới đến thời kỳ rụng lá sinh lý.
Thế nhưng, từ đầu năm 2024, vườn cao su của ông bất ngờ xuất hiện hiện tượng cây bị khô cành, rụng lá và không tiết mủ. Đến nay, trên 90% diện tích cao su của ông đều bị nhiễm bệnh lạ nêu trên.
"Nhìn các lô cao su trong thôn hiện nay rất thê thảm. Nếu không sớm tìm ra nguyên nhân để xử lý kịp thời thì nguy cơ cây cao su sẽ chết rất cao. Điều này sẽ gây thiệt hại lớn cho nông dân chúng tôi" - ông Bình lo lắng.
Lá cây cao su rụng bất thường khiến nông dân lo lắng
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cam Lộ, toàn huyện có 4.100 ha cao su, trong đó có 3.500 ha đang trong thời kỳ kinh doanh. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 200 ha bị nhiễm bệnh, rải đều trên các xã trồng cao su.
Trước thực trạng này, UBND huyện Cam Lộ đã giao Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật làm đầu mối thống kê, rà soát diện tích và tuyên truyền để người dân đăng ký phun thuốc trừ bệnh.
Ông Bùi Phước Trang, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị, cho hay đây là hiện tượng mới xuất hiện trên địa bàn và phát sinh trùng vào giai đoạn cây cao su chuẩn bị rụng lá sinh lý.
Vườn cao su của người dân Cam Lộ bị khô cành, rụng lá bất thường
Nông dân tỉnh Quảng Trị vô cùng lo lắng trước tình trạng cây cao su khô cành, rụng lá bất thường
Trước tình trạng này, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã lấy mẫu gửi cơ quan chức năng giám định, xác định nguyên nhân gây bệnh. Kết quả phân tích bước đầu cho thấy hiện tượng trên do tổ hợp 2 loại nấm Colletotrichum và Neopestalotiopsis gây ra.
Để xác định cụ thể chủng loài nấm gây bệnh, vừa qua đơn vị này đã thu thập thêm mẫu bệnh trên cây cao su tại các huyện Cam Lộ, Vĩnh Linh gửi Trung tâm Giám định - Kiểm định - Kiểm dịch thực vật (trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật) để phân tích, giám định nhằm đưa ra giải pháp và loại thuốc phun trừ hữu hiệu nhất.
Cơ quan chức năng dùng thiết bị bay phun thuốc trừ bệnh trên cay cao su
Trước mắt, đơn vị này chỉ đạo cán bộ kỹ thuật bám sát cơ sở, điều tra, thống kê diện tích có cùng hiện tượng và hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa ban đầu như ngừng cạo, vệ sinh vườn, thu gom lá, cành cây bị bệnh đưa ra khỏi vườn để tiêu hủy.
Đồng thời, tổ chức phun thuốc trừ bệnh bằng thiết bị bay không người lái tại huyện Cam Lộ và Vĩnh Linh với tổng diện tích khoảng 10 ha.