Tính theo tổng dân số, dân số Việt Nam gần tương đương với tỉnh Sơn Đông. Về xuất khẩu, tỉnh Quảng Đông xuất khẩu hàng hóa nhiều tương đương với Hàn Quốc.

II – Kinh nghiệm đi đánh hàng Quảng Châu Trung Quốc chưa ai nói cho bạn

Mặc dù đánh hàng tại Quảng Châu không quá khó, nhưng với những người lần đầu chắc hẳn sẽ cảm thấy mông lung, không biết bắt đầu từ đâu. Thấu hiểu được điều này, Visana đã tổng hợp tất tần tật kinh nghiệm đi đánh hàng Quảng Châu không ai muốn nói cho bạn biết. Tìm hiểu ngay nhé!

Tham Quan Học Viện Quảng Châu Trung Quốc

Tháng 5 - 2005, trường Đại học Mỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh đã cử đoàn cán bộ sang tham quan và thảo luận về các dự án hợp tác với Học Viện Mỹ Thuật Quảng Châu –Trung Quốc. Đoàn đã tham quan các cơ sở giáo dục và đặc biệt là 2 cơ sở của Học Viện Mỹ thuật Quảng Châu. Cuộc gặp gỡ thật chân tình và mở ra nhiều triển vọng cho quan hệ giữa 2 trường  về trao đổi giảng viên, sinh viên, triển lãm giao lưu, nghiên cứu học thuật và nhiều vấn đề khác. Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Tp.HCM Nguyễn Huy Long là người đầu tiên được vinh dự ký vào sổ lưu niệm nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Học viện và ngày khánh thành bảo tàng mỹ thuật ở khu mới của Học viện.

Học Viện Mỹ thuật Quảng Châu - Trung Quốc (GZAFA) là cơ sở giáo dục đại học, với sự đa dạng các khoa chuyên ngành về mỹ thuật tạo hình và thiết kế.  GZAFA được thành lập năm 1953 từ trường Đại học Mỹ thuật  Trung Tâm phía Nam Trung Quốc, nằm ở Vũ Xương, tỉnh Hà Bắc và một số trường trung cấp, đại học văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Đông. Năm 1958, trường chuyển từ Vũ Xương đến Quảng Châu và được đổi tên thành Học Viện Mỹ Thuật Quảng Châu. Ngoài các chương trình đào tạo cử nhân, khoá nghiên cứu sinh được tổ chức từ năm 1978, khóa Thạc sĩ mỹ thuật (M.F.A) đầu tiên được cấp bằng vào năm 1982. GZAFA là một trong những trường đại học đầu tiên của Trung Quốc được phép cấp bằng tốt nghiệp Thạc sĩ trên toàn quốc. Năm 1986 trường bắt đầu tuyển sinh viên ngoại quốc và sinh viên từ Hồng Kông, Maocao và Đài Loan.

GZAFA có 2 ngành chính: Mỹ thuật tạo hình và Thiết kế. Ngành Mỹ thuật tạo hình có 6 khoa: Quốc họa (tranh truyền thống Trung Hoa), sơn dầu, đồ họa, điêu khắc, khoa học nghệ thuật và giáo dục mỹ thuật.

Ngành Thiết kế có 8 khoa và phòng nghiên cứu: Kiến trúc và thiết kế môi trường, thiết kế đồ họa, thiết kế kỹ thuật số, thiết kế thời trang, thiết kế trang trí, khoa học về thiết kế mỹ thuật, thiết kế công nghiệp và  phòng nghiên cứu dệt, vải sợi và nhuộm.

GZAFA cung cấp 9 chuyên ngành cho sinh viên bao gồm : Hội hoạ, điêu khắc, thiết kế mỹ thuật, phim hoạt hình, nhiếp ảnh, kỹ sư thiết kế thời trang, thiết kế công nghiệp, khoa học mỹ thuật. Trong đó chia thành 23 chuyên ngành nhỏ như: Quốc họa (tranh truyền thống Trung Quốc), tranh tường, sơn dầu, đồ họa, nghệ thuật trang trí sách, điêu khắc, kiến trúc và  thiết kế môi trường, thiết kế đồ họa, thiết kế truyền thông hiện đại, thiết kế thời trang, thiết kế trang trí, thiết kế dệt vải và nhuộm, thiết kế đồ dùng, thiết kế công nghiệp, khoa học thiết kế mỹ thuật, thiết kế video và kỹ thuật số, thiết kế in ấn  mỹ thuật, nhiếp ảnh, màu nước, mỹ thuật tạo hình tổng hợp, khoa học mỹ thuật, giáo dục mỹ thuật…

Sinh viên sau đại học có thể nghiên cứu ở 2 chương trình học: Khoa học mỹ thuật và Khoa học thiết kế mỹ thuật  với  40 chuyên ngành khác nhau. Trong đó sao chép tranh cổ điển Trung Quốc, Lịch sử Mỹ thuật Trung Quốc, Lịch sử Mỹ thuật phương Tây, Bố cục là những khoá học cơ bản quan trọng.Tranh màu nước là khóa học tự chọn. Khoa Biên tập viên về tạp chí mỹ thuật được thành lập năm 1979. Viện Nghiên cứu Mỹ thuật tạo hình của GZAFA được thành lập năm 1986, gồm có 9 khu vực nghiên cứu. Trường Trung cấp thiết kế được mở năm 1998. Trường Trung cấp dự bị đại học được mở năm 2002.

Học viện Mỹ thuật Quảng Châu có đội ngũ giảng viên gồm 60 nghệ sĩ nổi tiếng, chuyên gia thiết kế, nhà nghiên cứu Lịch sử Mỹ thuật và những nhà giáo dục mỹ thuật tạo hình, như : giáo sư Phan Hạt, Từ Kha, Quách Chiêu Võng, Dương Chi Quang, Y Quốc Lương, Y Định Bang, Sai Khắc Chấn …Ngoài ra còn có khoảng 140 phó giáo sư và 180 giảng viên.

Học viện có các chương trình đào tạo khác nhau : 3 năm cho trình độ sau đại học M.F.A, 4 năm cho sinh viên đại học B.A. Hiện tại Học viện có 249 nghiên cứu sinh, 3317 sinh viên đại học, 2000 sinh viên dự bị đại học, 70 sinh viên nước ngoài và sinh viên đến từ Hồng kông, Macao và Đài Loan.

GZAFA có quan hệ hữu nghị và hợp tác rộng khắp với các trường đại học và viện nghiên cứu  nước ngoài. Học viện mời những chuyên gia nước ngoài, những nhà nghiên cứu, các giáo sư danh dự từ các nước Mỹ, Canada , Malaysa, Anh, Đức , Ý, Úc, Nhật… đến giảng dạy, trao đổi, và tổ chức triển lãm tại Học viện. Từ năm 1987, GZAFA đã đào tạo khoảng 300 sinh viên đến từ 18 nước khác nhau như Canada, Mỹ, Peru, Costa Rica, Ý, Hà Lan, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Campuchia, Úc … Hồng Kông, MaCao và Đài Loan.

Học viện có 2 khu vực, Khu vực cũ có trụ sở đặt tại  phía Đông Quảng Châu, có diện tích khoảng 100.000m2. Khu mới  nằm ở  Trung tâm Giáo dục đại học Quảng Châu, có diện tích khoảng 270.000m2. Khoa sau đại học và dự bị đại học ở lại khu vực cũ. Toàn bộ chương trình đại học 4 năm được chuyển đến khu mới. Trường được bao bọc bởi những công viên cây xanh, những rặng tre um tùm, vườn tượng điêu khắc được các giảng viên và sinh viên của trường sáng tác, trưng bày. Tất cả những phòng học, xưởng, phân xưởng ở 2 khu mới và cũ đều được trang bị tiện nghi để phục vụ các loại hình chuyên môn khác nhau. GZAFA là một ngôi trường đẹp, nên thơ, phù hợp với môi trường sáng tạo của nghệ thuật tạo hình.

GZAFA cũng rất tự hào về hệ thống phòng tranh, thư viện, trung tâm tin học, bảo tàng truyền thống, trung tâm giao lưu mỹ thuật. Ngoài ra, trong khuôn viên nhà trường còn xây dựng ký túc xá sinh viên, căn hộ cho sinh viên ngoại quốc và chuyên viên, nhà khách, nhà ăn, quầy sách, quầy họa phẩm và các cửa hàng. Các công trình trên nhằm phục vụ cho cuộc sống, học tập, nghiên cứu và sáng tạo của sinh viên và cán bộ, giảng viên, công nhân viên nhà trường. Những công trình phục vụ việc rèn luyện sức khoẻ cho sinh viên  như khu liên hợp thể thao gồm 1 sân bóng đá đúng tiêu chuẩn, một số sân tennis, sân bóng chuyền, bóng rổ…

GZAFA nằm ở thành phố Quảng Châu, là một trong những thành phố  hiện đại ở miền Nam Trung Quốc, là nơi kinh tế phát triển thịnh vượng và là vùng khí hậu ôn hòa, hoa nở quanh năm. Dòng Châu Giang thơ mộng xuyên ngang qua thành phố thanh bình. Nằm gần kề bên Hồng Kông và Ma Cao; hệ thống giao thông của Quảng Châu tiện nghi và rất tốt, đến Hồng Kông chỉ cần mất 2 tiếng đồng hồ bằng tàu hỏa hoặc xe buýt trên những hệ thống đường cao tốc chất lượng cao. Quảng Châu nổi tiếng là một thành phố có bề dày lịch sử và văn hóa với nhiều bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu bóng… GZAFA là trung tâm đào tạo chất lượng cao không những dành cho thanh niên, sinh viên Trung Quốc, mà  là nơi lý tưởng và thích hợp cho sinh viên  ngoại quốc; sinh viên  từ Hồng Kông, Ma cao, Đài Loan đến sinh sống và học tập. Hy vọng trong thời gian tới, quan hệ giữa Học viện Mỹ thuật Quảng Châu và Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiến tới quan hệ về chiều sâu, giảng viên và sinh viên hai trường có điều kiện giao lưu, học hỏi lẫn nhau bằng nhiều hình thức hợp tác trong lĩnh vực mỹ thuật tạo hình. Trên cơ sở đó, củng cố thêm mối tình nồng thắm lâu đời vốn có của nhân dân Trung Quốc và Việt Nam.

Các bài viết khác trong Thông tin Mỹ thuật số 07-08

Trong năm 2023, tổng GDP danh nghĩa của Nhật Bản rơi xuống dưới ngưỡng của Đức, Nhật Bản chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới. Tuy nhiên, từ góc độ khác, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản đã cao hơn Trung Quốc lần đầu tiên trong khoảng nửa thế kỷ.Theo ước tính về GDP lần đầu được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố vào ngày thứ Năm, tăng trưởng GDP danh nghĩa của quốc gia này năm 2023 cao hơn Trung Quốc lần đầu tiên từ năm 1977. Kinh tế Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng GDP danh nghĩa đạt 5,7% trong khi con số này với Trung Quốc chỉ là 4,6%.Sự đảo chiều này cũng đánh dấu cho việc Nhật Bản đang lạm phát trở lại còn Trung Quốc đang trải qua tình trạng áp lực giảm phát gia tăng.Theo công bố chính thức, GDP Trung Quốc tăng trưởng 5,2%. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2023 như vậy cao hơn hẳn so với con số 3% của năm 2022. Trong năm 2022, kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt đáng kể do chính sách Zero COVID-19 của chính phủ Trung Quốc.Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng danh nghĩa chững lại, còn 4,6% trong năm 2023 từ mức 4,8% của một năm trước đó. Kinh tế một số nước phát triển hàng đầu thế giới như Đức hay Nhật đều có mức tăng trưởng danh nghĩa trên 6% trong năm 2023, chính vì vậy kinh tế Trung Quốc trở thành ngoại lệ với việc tăng trưởng chững lại, tăng trưởng thực tế thấp hơn tăng trưởng danh nghĩa cho thấy áp lực giảm phát.Nhu cầu nội địa tại Trung Quốc hiện vẫn trì trệ trong bối cảnh thị trường bất động sản trì trệ kéo dài, thị trường lao động đặc biệt khó khăn đối với người lao động trẻ.Cùng lúc đó, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các cơ sở công nghiệp đã tăng mạnh, đẩy tăng nguồn cung ứng cũng như làm giảm áp lực giảm phát trong nội tại nền kinh tế.Tính đến hết tháng 1/2024, chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc đã giảm so với cùng kỳ đến 4 tháng liên tiếp. Chuyên gia thuộc tổ chức Moody's Investors Service, bà Lillian Li, khẳng định các biện pháp chính sách mà phía Bắc Kinh áp dụng trong những tuần gần đây đặt mục tiêu kích thích tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên kết quả thực tế còn chưa rõ ràng.Bà Li nhấn mạnh: “Ảnh hưởng từ các biện pháp hỗ trợ lên GDP danh nghĩa sẽ còn phụ thuộc vào việc liệu các biện pháp, các gói kích cầu có làm gia tăng được niềm tin của thị trường và đẩy tăng nhu cầu theo cách bền vững nhất hay không”.Áp lực giảm phát tại Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp diễn, hoặc thậm chí sẽ có thể trở nên tệ hại hơn, ảnh hưởng lên giá cả trên toàn cầu, tổ chức nghiên cứu độc lập Gavekal nhận định.“Khi mà quá trình tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản, chính phủ Trung Quốc đang đặt kỳ vọng vào sự tăng trưởng của ngành sản xuất để thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp trong tương lai. Hoàn toàn có lý do để tin rằng Trung Quốc sẽ vẫn là yếu tố kéo giảm lạm phát trên toàn cầu trong những năm tới, bà Li phân tích.Kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng danh nghĩa hàng năm ước tính khoảng 12% trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2022. Việc tăng trưởng kinh tế danh nghĩa chững lại đồng nghĩa các doanh nghiệp dù là nội địa hay nước ngoài cũng sẽ khó khăn. Tổ chức S&P Global Ratings dự báo lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp niêm yết tại 7 nền kinh tế lớn khu vực châu Á – Thái Bình Dương bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand sẽ tăng trưởng thấp hơn 5% trong năm nay.