Kinh Tế Việt Nam Năm 2023 Và Triển Vọng Năm 2024 Tại Việt Nam
Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) mới được công bố, dự báo năm 2023 nền kinh tế của Việt Nam sẽ bị hạn chế do suy thoái toàn cầu, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt và tác động lan tỏa từ cuộc xung đột Nga - Ukraine. Tuy nhiên, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp cân bằng những yếu tố bất lợi này và nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,5% vào năm 2023 và 6,8% vào năm 2024.
Chính phủ đã tập trung hoàn thiện, phê duyệt các quy hoạch - nền tảng quan trọng cho phát triển
Qua phân tích, đánh giá, PGS.TS Bùi Quang Bình cho rằng năm 2023, trong bối cảnh rất nhiều biến động nhưng với nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, kinh tế Việt Nam là điểm sáng so với các nước trong khu vực. Cụ thể trong năm 2023, tăng trưởng đạt 5,05%, quy mô nền kinh tế đạt trên 450 tỷ USD, các biến số vĩ mô như lạm phát được đảm bảo, thu ngân sách cũng vượt 8,2%.
Nhiều giải pháp đồng bộ được triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong đó, đầu tư công được Chính phủ tập trung triển khai có trọng tâm, trọng điểm với hàng loạt dự án quy mô lớn, vừa tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế nhưng quan trọng là tạo ra cơ sở hạ tầng cho tương lai. Các dự án chậm tiến độ được thúc đẩy nhanh hơn. Cả nước hiện nay như là công trường lớn.
Công tác cải cách thể chế, hoàn hiện cơ chế chính sách được triển khai quyết liệt mang lại thành công lớn, có tác động về lâu dài.
Trong năm qua, Chính phủ đã tổ chức 10 phiên họp chuyên đề, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho các ngành, lĩnh vực; cải thiện chất lượng dịch vụ công; rà soát, cơ cấu đổi mới các đơn vị sự nghiệp công; tích cực chuẩn bị cho công tác cải cách tiền lương nhằm nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Bên cạnh đó, PGS.TS Bùi Quang Bình cho rằng, Chính phủ tích cực chỉ đạo đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng tinh hướng gọn; áp dụng mô hình chính quyền đô thị ở Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng.
"Chúng ta cũng rất nhanh nhạy để thúc đẩy phát triển lĩnh vực mới như công nghiệp chip, bán dẫn. Ngành nông nghiệp tiếp tục mang lại phát triển ổn định, nhiều sản phẩm nông nghiệp mới được xuất khẩu. Hình thành nhiều sản phẩm OCOP vừa giúp nông dân cải thiện thu nhập, thúc đẩy tạo ra các sản phẩm du lịch xanh sạch.
Đặc biệt, thời gian qua, Chính phủ đã tập trung hoàn thiện, phê duyệt quy hoạch của các địa phương, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, làm căn cứ, nền tảng quan trọng để các ngành, địa phương khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình, tập trung triển khai các dự án đầu tư phát triển theo đúng định hướng và có hiệu quả cao nhất", PGS.TS Bùi Quang Bình nêu ý kiến.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả trên, theo PGS.TS Bùi Quang Bình, năm 2023, tăng trưởng kinh tế mặc dù đạt kết quả khá nhưng còn đối mặt với nhiều thách thức. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân gặp nhiều khó khăn.
Tăng trưởng của 5 thành phố trực thuộc Trung ương không đạt chỉ tiêu đề ra. Theo số liệu công bố, năm 2023, tăng trưởng của 5 thành phố chiếm khoảng 35% GDP, 57% thu ngân sách, 54% FDI và 80% khách du lịch. Đây là những con số rất lớn, tác động đến chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của cả nước.
Đây là những tồn tại, hạn chế cơ bản cần nhìn nhận, đánh giá để điều chỉnh cho phù hợp.
Những tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo - Ảnh: VGP/Thế Phong
Tín hiệu tích cực từ những tháng đầu năm 2024
Theo PGS.TS Bùi Quang Bình, bước vào năm 2024, Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn và thách thức, bởi trên các thị trường thế giới vẫn chưa có gì thay đổi, lãi suất ở Mỹ vẫn duy trì rất cao và không có xu hướng giảm. Đồng đô la Mỹ tăng giá. Trong nước, nắng nóng kéo dài, lượng mưa giảm ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
Mặc dù vậy, bức tranh kinh tế những tháng đầu năm 2024 sáng hơn. Quý I/2024, biến số cơ bản về kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát cân đối, đặc biệt tăng trưởng đạt 5,66%, cao nhất trong giai đoạn 2020 – 2023. Thu ngân sách, xuất khẩu, giải ngân vốn đầu tư công đều tăng; cả 3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều khởi sắc.
Đây là tín hiệu rất tốt cho mục tiêu tăng trưởng của cả năm 2024. Và cũng cho thấy Chính phủ rất nỗ lực và quyết liệt ngay từ đầu năm.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được cải thiện nhiều. Các tổ chức quốc tế đánh giá chỉ số phát triển con người của Việt Nam tăng 8 bậc, xếp thứ 107/193. Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc, xếp thứ 54/143.
Về xây dựng hoàn thiện thể chế, PGS.TS Bùi Quang Bình cho rằng đây là sự nỗ lực rất lớn, đặc biệt là việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Đơn cử Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2024/NĐ-CP "sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 144/2016/NĐ-CP quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với TP. Đà Nẵng". Nghị định này đã tháo gỡ cho Đà Nẵng rất nhiều.
Nhìn chung, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 có triển vọng tích cực, điều này cho thấy những biện pháp tháo gỡ về cơ chế chính sách của Chính phủ thời gian qua đã phát huy tác dụng.
Trong 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng 15% so với cùng kỳ - Ảnh: VGP/Thế Phong
Cần có cơ chế "chấm điểm" các địa phương
Về nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, bên cạnh các nội dung trong báo cáo Chính phủ trình trước Quốc hội, PGS.TS Bùi Quang Bình đề nghị Chính phủ cần quan tâm, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng của 5 thành phố trực thuộc Trung ương, bởi đây là các đầu tàu phát triển của các vùng.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh kích cầu thị trường trong nước, tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình; xem xét giải quyết bất cập về giá vé máy bay để kích thích du lịch, tiêu dùng.
Tiếp tục quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp, ngoài những giải pháp từ Chính phủ thì các địa phương cũng cần xắn tay vào để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đừng để số lượng doanh nghiệp ngày càng giảm.
"Đối với phát triển hạ tầng, ngoài việc tập trung phát triển hạ tầng giao thông, chúng ta cần ưu tiên thúc đẩy dự án lớn của ngành điện nhằm giải quyết bài toán cung ứng điện. Quan tâm đầu tư các cơ sở hạ tầng xử lý chất thải nhằm mục tiêu phát triển bền vững cho tương lai.
Ưu tiên nguồn lực giải quyết vấn đề cung cấp nước tưới và sinh hoạt cho những vùng ảnh hưởng lớn như Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đây là vấn đề trước mắt nhưng cũng là vấn đề lâu dài nếu không được giải quyết sẽ cản trở sự tăng trưởng" PGS.TS Bùi Quang Bình khuyến nghị.
Ngoài ra, cần có cơ chế để đánh giá kết quả phát triển KTXH của các địa phương do Chính phủ chấm điểm. Cụ thể là tiêu chí đánh giá người đứng đầu và bộ máy có hoàn thành nhiệm vụ hay không, chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân về phát triển KTXH của địa phương mình. Thực tế hiện nay, địa phương nào người đứng đầu quyết liệt sẽ tăng trưởng tốt, như Khánh Hòa, Hải Phòng, TPHCM…
Về tái cơ cấu kinh tế, theo ông Bùi Quang Bình, quan trọng hiện nay là phải thực hiện tốt các quy hoạch ngành, quy hoạch địa phương, quy hoạch vùng mà Chính phủ đã phê duyệt, qua đó phân bổ các nguồn lực hợp lý để phát triển theo mục tiêu, định hướng đã đặt ra.
Xuất khẩu - điểm sáng bức tranh kinh tế 2023
Báo cáo của Chính phủ cho thấy, năm 2023, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm. Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 4,24%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 3,16%.
Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm. Xuất nhập khẩu tăng dần qua các tháng, 9 tháng xuất siêu gần 22 tỷ USD, đây cũng là năm thứ 8 Việt Nam xuất siêu.
An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm; thị trường lao động phục hồi tích cực. Giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 9 đạt 51,38% kế hoạch, cao hơn 4,68% so với cùng kỳ, về số tuyệt đối cao hơn khoảng 110 nghìn tỷ đồng; vốn FDI thực hiện đạt khoảng 16 tỷ USD, tăng 2,2%.
Vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt 416,8 triệu USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ.
Khu vực nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn chung của thế giới với tốc độ tăng 3,38%; khu vực dịch vụ phát triển khá sôi động, tăng 6,3% so với cùng kỳ; khu vực công nghiệp và xây dựng từng bước phục hồi..
GS.TS Ngô Thắng Lợi - Giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định, trong bối cảnh đầy khó khăn và thách thức như vậy nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tăng trưởng đáng trân trọng. Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 4,24%, theo ADB dự báo cả năm 2023 tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 5,8% - cao nhất khu vực Đông Nam Á.
“Trong bối cảnh khó khăn trên, ngoài việc cố gắng đạt mức tăng trưởng nhất có thể, kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát và các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm”- GS.TS Ngô Thắng Lợi khẳng định.
Bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, theo đánh giá của Chính phủ tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra. Ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc do phải chịu nhiều áp lực từ bên ngoài. Sản xuất công nghiệp phục hồi chậm, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo. Hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn; số doanh nghiệp giải thể, phá sản tăng cao, tình trạng doanh nghiệp thiếu đơn hàng diễn ra phổ biến; cổ phần hóa DNNN còn chậm.
Áp lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm (6,5-7%) rất lớn, năm 2023, nhiều động lực tăng trưởng chính chậm lại, đối mặt với nhiều khó khăn; kim ngạch xuất khẩu ước giảm 3,5%, nhập khẩu giảm 4,2%; nợ xấu có xu hướng tăng; chỉ số lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao; các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro.
Trợ lực giúp “tăng tốc” 2 tháng cuối năm
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lâm Thành- Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội (đoàn Thái Nguyên) nhận định, 2 tháng cuối năm 2023 có nhiều dấu hiệu tốt để nền kinh tế tăng tốc và trên đà tăng trưởng.
“Con số dự báo trên 5% của các tổ chức quốc tế tôi cho là khả thi. Trong đó, lĩnh vực sản xuất công nghiệp có tín hiệu tích cực, sản xuất nông nghiệp đã có kim ngạch xuất khẩu, lớn nhất là lúa gạo, rau quả. Thị trường gỗ có thể bị ảnh hưởng tuy nhiên đánh giá chung về hàng hóa nông sản là điểm sáng trong xuất khẩu những tháng cuối năm”- đại biểu Nguyễn Lâm Thành cho hay.
Tiếp theo là giải ngân đầu tư công, đại biểu Nguyễn Lâm Thành nhận định, sẽ có bước tiến bộ hơn, cuối năm nhiều công trình hạng mục hoàn thành, nhất là Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết nhằm giải quyết những tồn tại trong nửa nhiệm kỳ vừa qua. Qua đó chúng ta sẽ bắt tay vào thực hiện tốt hơn với sự đồng hành của Quốc hội, Chính phủ, doanh nghiệp, các địa phương.
“Tôi tin tưởng rằng, 2 tháng cuối năm 2023 nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt được chỉ tiêu kinh tế tốt hơn so với báo cáo mà Chính phủ trình Quốc hội đầu kỳ họp thứ 6”- Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội kỳ vọng.
Còn theo đại biểu Nguyễn Thị Yến- Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội nhận định: Đối với tốc độ tăng trưởng năm 2023: Mặc dù không thể đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% như chỉ tiêu Quốc hội giao, nhưng nếu phấn đấu tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 5%, thì quý 4 cần tăng 7%. Điều này đòi hỏi nỗ lực phấn đấu rất lớn trong tăng trưởng kinh tế ở 2 tháng cuối năm.
Để đạt được mục tiêu trên, đại biểu Nguyễn Thị Yến đề nghị Chính phủ cần có chính sách điều tiết hài hòa, cân bằng, hợp lý, hiệu quả giữa tăng trưởng và lạm phát, giữa cung và cầu, giữa lãi suất và tỷ giá, giữa chính sách tiền tệ và tài khóa.
Đồng thời có biện pháp đảm bảo nguồn cung từ sản xuất và tập trung vào những giải pháp thúc đẩy tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu để đạt được kết quả tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm thông qua các chính sách kích cầu tiêu dùng, kích cầu đầu tư công và đầu tư tư nhân, thúc đẩy xuất khẩu và duy trì cán cân thương mại bền vững…
GS.TS Ngô Thắng Lợi nhận định, để tăng trưởng 7% trong quý IV, cần phải thực hiện điểm chính: Tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp nhất là công nghệ chế biến, chế tạo; Gia tăng nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu lớn, chủ lực của Việt Nam; sự bứt phá của hoạt động du lịch; đẩy mạnh tiêu dùng trong nước.
Để đạt được sự bứt phá trên, GS.TS Ngô Thắng Lợi cho rằng: Chính phủ cần tiếp tục giữ ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, tạo niềm tin cho người đầu tư, phát huy hiệu quả các chính sách tài khóa (hỗ trợ doanh nghiệp và người dân như: giãn, hoãn, giảm thuế…); chính sách tiền tệ (cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất, phí dịch vụ, các gói tín dụng ưu đãi) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; chính sách thúc đẩy đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các thị trường đất đai, bất động sản, xây dựng, du lịch, vốn..
Trong đó, các giải pháp cụ thể cần hướng tới: Đẩy mạnh sản xuất, tiêu dùng trong nước bằng cách kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp thiếu vốn, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, có giải pháp hỗ trợ một số ngành, lĩnh vực chịu tác động bất lợi do nhu cầu của thị trường thế giới suy giảm như: da giày, dệt may, sản xuất và chế biến gỗ; Triển khai hiệu quả các giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định Thương mại tự do đã ký kết, tăng tốc độ thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và khuyến khích các phương thức đầu tư, mô hình kinh doanh mới, xanh, ít phát thải, có sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân.
Đồng thời, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, ưu tiên các dự án sắp hoàn thành, sớm đưa vào sử dụng các dự án có quy mô, có tiềm năng nhằm duy trì và mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh.
Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2021
Trong thập kỷ trước đại dịch COVID-19, Việt Nam là một trong những thị trường mới nổi phát triển nhanh nhất thế giới (được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ vào lĩnh vực sản xuất). Tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt 7% trong cả hai năm 2018 và 2019. Tăng trưởng nhanh chóng của xuất khẩu và dòng vốn FDI là những động lực tăng trưởng quan trọng cho Việt Nam (đặc biệt là sự mở rộng nhanh chóng lĩnh vực dệt may và điện tử).
Đà tăng trưởng kinh tế đã giảm đáng kể vào năm 2020 do tác động của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên năm 2020, nền kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng dương 2,9% (so với mức tăng trưởng GDP 7,1% của năm 2019). Vốn FDI giải ngân vẫn có khả năng phục hồi vào năm 2020 bất chấp đại dịch, ở mức khoảng 20 tỷ USD (giảm 2% so với năm 2019. Tuy nhiên, năm 2020 cam kết FDI giảm mạnh hơn, 25% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 28,5 tỷ USD.
Với việc đại dịch trong nước được kiềm chế, đà tăng trưởng kinh tế được củng cố trong nửa đầu năm 2021. Tăng trưởng GDP trong quý II/2021 tăng 6,6% so với mức tăng trưởng 4,65% được ghi nhận trong quý đầu tiên của năm 2021. Động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là xuất khẩu tăng nhanh, đạt 28,4% trong nửa đầu năm 2021. Hoạt động xuất khẩu công nghiệp tăng mạnh cũng thúc đẩy sản xuất công nghiệp trong nửa đầu năm 2021 tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, dòng vốn FDI trong nửa đầu năm 2021 tiếp tục duy trì ở mức 9,2 tỷ USD.
Tuy nhiên, làn sóng dịch bệnh COVID-19 với biến chủng Delta đã lan nhanh khắp Đông Nam Á vào giữa năm 2021 và gây những tác động mạnh đến kinh tế – xã hội của Việt Nam từ quý III/2021. Do làn sóng đại dịch gia tăng, các cơ quan chức năng đã vào cuộc, gia tăng các biện pháp ngăn ngừa dịch nghiêm ngặt đối với nhiều tỉnh. TP. Hồ Chí Minh, một trung tâm thương mại trọng điểm đã phải đối mặt với các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đối với nhiều hoạt động, bao gồm cả giao thông công cộng cũng như các hoạt động kinh doanh không thiết yếu.
Với những tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19, GDP của Việt Nam giảm trong quý III/2021 (-6,17%). Chi tiêu của người tiêu dùng, hoạt động xây dựng và sản xuất chế tạo bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các biện pháp phong tỏa. Điều này khiến điều kiện kinh doanh của các nhà sản xuất trong tháng 6 và tháng 7/2021 giảm mạnh. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Việt Nam giảm mạnh từ 53,1 trong tháng 5 xuống 44,1 trong tháng 6/2021. Chỉ số này cho thấy, tình trạng kinh doanh xấu đi nghiêm trọng nhất trong hơn 1 năm và kết thúc giai đoạn tăng trưởng kéo dài sáu tháng. Mặc dù, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 7/2021 tăng lên 45,1 nhưng mức này vẫn nằm dưới mốc 50,0 cho thấy lĩnh vực sản xuất tiếp tục thu hẹp. Đến tháng 9/2021, PMI tiếp tục giảm hơn nữa, xuống còn 40,2.
Tuy nhiên, do các trường hợp COVID-19 mới hàng ngày bắt đầu giảm trong nửa cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2021, việc nới lỏng các hạn chế cho phép nhiều nhà máy mở cửa trở lại, dẫn đến chỉ số PMI tăng mạnh lên 52,1 vào tháng 10/2021.
Trong quý III/2021, các công ty đã ghi nhận sự gián đoạn nghiêm trọng đối với chuỗi cung ứng. Theo đó, mức độ chậm trễ giao hàng đạt mức cao nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu hơn một thập kỷ trước. Khó khăn trong việc vận chuyển cả trong nước và quốc tế, cũng như tình trạng thiếu nguyên liệu khiến. Các nhà sản xuất cũng phải đối mặt với chi phí đầu vào tăng cao.
Trong nửa đầu năm 2021, chương trình vắc xin COVID-19 của Việt Nam tụt hậu đáng kể so với tiến độ tiêm chủng ở nhiều quốc gia phát triển cũng như ở hầu hết các thị trường mới nổi khác. Thậm chí đến cuối tháng 8/2021, tỷ lệ tiêm vắc xin liều đầu tiên cho Việt Nam đã chỉ đạt 15% tổng dân số, so với 80% ở Singapore, 56% ở Malaysia và 50% ở Nhật Bản. Tỷ lệ dân số Việt Nam được tiêm chủng đầy đủ vẫn còn thấp, vào cuối tháng 8/2021 chỉ ở mức 3%. Tuy nhiên, tốc độ triển khai tiêm chủng đã tăng rất nhanh trong tháng 9 và tháng 10/2021, với tỷ lệ tiêm mũi đầu tiên tăng lên 63% vào ngày 8/11/2021, trong khi tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trong dân số đã tăng lên 31%, đặc biệt đến giữa tháng 12/2021, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 2 mũi trong dân số đã tăng lên 60%.
Dữ liệu kinh tế mới nhất cho quý IV/2021 cho thấy, có nhiều tín hiệu tốt cho đà phục hồi của nền kinh tế. Chỉ số PMI trong những tháng cuối năm 2021 cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế vẫn gặp khó khăn do sự gia tăng các trường hợp COVID-19 mới hàng ngày cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn còn đang diễn ra khá mạnh.Triển vọng trong năm 2022 và trung hạn
Do tác động của làn sóng dịch bệnh COVID-19 với biến chủng Delta mới nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến sẽ ở mức vừa phải, khoảng 2,5% vào năm 2021, so với mức tăng trưởng 2,9% năm 2020. Đà tăng trưởng GDP phục hồi mạnh mẽ được dự báo cho năm 2022, với tốc độ 6,3% so với cùng kỳ năm trước, do việc tăng cường triển khai vắc xin giúp hạn chế dần đại dịch và cho phép mở cửa dần đối với du lịch quốc tế.
Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do có tác động tích cực đến xuất khẩu và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Cụ thể, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) là một động lực quan trọng đối với lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam, với 99% thuế quan song phương dự kiến được xóa bỏ trong vòng bảy năm tới, cũng như cắt giảm đáng kể các hàng rào thương mại phi thuế quan.
Đối với Việt Nam, 71% các loại thuế được xóa bỏ khi EVFTA có hiệu lực vào ngày 1/8/2020. Xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong 8 tháng năm 2021 đã tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Phạm vi của EVFTA rất rộng, bao gồm thương mại dịch vụ, mua sắm chính phủ và các luồng đầu tư. Hiệp định Bảo hộ Đầu tư của EU-Việt Nam cũng đã được ký kết sẽ giúp tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam khi Hiệp định này được thực thi.
Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), sẽ thực hiện từ ngày 1/1/2022. (15 quốc gia RCEP gồm 10 quốc gia ASEAN, cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand). Việt Nam đã phê chuẩn hiệp định RCEP, do đó sẽ được hưởng lợi ngay từ ngày thực hiện RCEP. Hiệp định RCEP bao gồm nhiều lĩnh vực: thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ và mua sắm chính phủ.
Tuy nhiên, một điểm không chắc chắn trong triển vọng ngắn hạn là biến thể COVID-19 mới đang tấn công các quốc gia trên thế giới nói chung. Nếu trường hợp COVID-19 mới hàng ngày tăng mạnh trở lại, sẽ gây ra rủi ro đáng kể hơn nữa đối với triển vọng ngắn hạn và nhu cầu trong nước. Cũng sẽ có thêm nguy cơ gián đoạn kéo dài đối với sản lượng sản xuất nếu các cụm COVID-19 phổ biến lại được phát hiện trong các cơ sở sản xuất lớn hoặc chuỗi cung ứng hậu cần, như đã xảy ra vào tháng 7 và tháng 8/2021. Việt Nam có thể tăng cường tiêm chủng trong những tháng tới nhưng vẫn dễ bị tổn thương bởi các đợt bùng phát COVID-19 mới.
Bất chấp những rủi ro ngắn hạn này, về triển vọng kinh tế trung hạn, một số lượng lớn các động lực tăng trưởng tích cực đang tạo ra những thuận lợi và tạo nền tảng cho tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam. Điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ về tổng GDP cũng như GDP bình quân đầu người của Việt Nam.
GDP của Việt Nam được dự báo sẽ tăng từ 270 tỷ USD vào năm 2020 lên 433 tỷ USD vào năm 2025, tăng lên 687 tỷ USD vào năm 2030. Điều này có nghĩa là GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng rất nhanh, từ 2.785 USD/năm vào năm 2020 lên 4.280 USD/năm vào năm 2025 và 6.600 USD vào năm 2030, dẫn đến sự mở rộng đáng kể về quy mô thị trường tiêu dùng nội địa của Việt Nam.
Cơ hội tăng trưởng trong trung hạn
Tác động lên kinh tế từ đại dịch COVID-19 dự kiến sẽ giảm trong năm 2022 khi việc triển khai tiêm chủng trở nên phổ biến hơn trên toàn bộ người dân Việt Nam. Một yếu tố thuận lợi mới nữa là việc Pfizer và Merck phát triển thuốc viên để điều trị những bệnh nhân dương tính với COVID-19. Sự kết hợp giữa việc tăng cường triển khai tiêm chủng và cung cấp thuốc điều trị được kỳ vọng sẽ giúp ngăn chặn đại dịch trong năm 2022.
Về triển vọng trung hạn trong 5 năm tới, một số cơ hội mới được kỳ vọng sẽ tiếp tục đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường mới nổi phát triển nhanh nhất trong khu vực châu Á. Cụ thể:
Một là, Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ chi phí lương sản xuất tương đối thấp hơn so với các tỉnh ven biển của Trung Quốc, nơi tiền lương sản xuất đã tăng nhanh trong thập kỷ qua.
Hai là, Việt Nam có một lực lượng lao động tương đối lớn, có trình độ học vấn tốt so với nhiều đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực ở Đông Nam Á, trở thành trung tâm sản xuất chế tạo hấp dẫn của các công ty đa quốc gia.
Ba là, chi tiêu vốn dự kiến sẽ tăng nhanh. FDI tiếp tục mạnh mẽ của các công ty đa quốc gia nước ngoài cũng như chi tiêu cơ sở hạ tầng trong nước. Chính phủ Việt Nam ước tính cần 133 tỷ USD chi tiêu cho cơ sở hạ tầng điện mới vào năm 2030, bao gồm 96 tỷ USD cho các nhà máy điện và 37 tỷ USD để mở rộng lưới điện.
Bốn là, Việt Nam đang hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, khi mức thuế cao hơn của Mỹ đối với một loạt mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã thúc đẩy các nhà sản xuất chuyển sản xuất hàng xuất khẩu khỏi Trung Quốc sang các trung tâm sản xuất thay thế ở châu Á.
Năm là, nhiều công ty đa quốc gia đã và đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng sản xuất của họ trong suốt thập kỷ qua để giảm nguy cơ bị gián đoạn nguồn cung cấp và các sự kiện địa chính trị. Xu hướng này càng được củng cố bởi đại dịch COVID-19, khi sự gián đoạn nguồn cung kéo dài từ Trung Quốc trong tháng 2 và tháng 3/2020 đã tạo ra sự xáo trộn trong chuỗi cung ứng toàn cầu cho nhiều ngành, bao gồm ô tô và điện tử. Cho đến nay, xu hướng này vẫn được cho là sẽ tiếp tục diễn ra trong ít nhất là ba năm tới.
Điển hình như với chương trình trợ cấp của Chính phủ Nhật Bản vào năm 2020 cho các công ty Nhật Bản để giúp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng bằng cách chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc, trở lại Nhật Bản hoặc đến một số quốc gia được chỉ định khác. Chính phủ Nhật Bản đã phân bổ khoảng 220 tỷ Yên cho chương trình tái định hình chuỗi cung ứng trong ngân sách bổ sung của Nhật Bản cho năm tài chính 2020 (tương đương khoảng 2,1 tỷ USD). Việt Nam là một trong những điểm đến ưa thích của các doanh nghiệp Nhật Bản khi chuyển sản xuất sang khu vực ASEAN trong đợt phân bổ trợ cấp đầu tiên do Chính phủ Nhật Bản công bố.
Vai trò trung tâm sản xuất giá rẻ của Việt Nam cũng được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhờ sự mở rộng hơn nữa của các ngành công nghiệp chính hiện có, đặc biệt là dệt may và điện tử, cũng như sự phát triển của các ngành công nghiệp mới như ô tô và hóa dầu.
Đối với nhiều công ty đa quốc gia trên toàn thế giới, các lỗ hổng nghiêm trọng của chuỗi cung ứng đã bộc lộ do sự gián đoạn kéo dài của sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc, cũng như một số trung tâm sản xuất toàn cầu lớn khác trong thời gian bị phong tỏa do dịch bệnh COVID-19. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình định hình lại chuỗi cung ứng sản xuất trong trung hạn, khi các công ty cố gắng giảm bớt tính dễ bị tổn thương trước những gián đoạn chuỗi cung ứng nghiêm trọng như vậy.
Căng thẳng thương mại và công nghệ Mỹ-Trung vẫn ở mức cao, có thể sẽ là động lực nữa cho việc cấu hình lại chuỗi cung ứng. Bên hưởng lợi chính từ sự chuyển dịch trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu sẽ là khu vực ASEAN và Việt Nam được kỳ vọng là một trong những quốc gia có được nhiều cơ hội. Để có thể tranh thủ được cơ hội đó, Việt Nam sẽ phải nhanh chóng khôi phục lại các hoạt động kinh tế với những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 hợp lý hơn trong tình hình mới.
* TS. Đỗ Tất Cường - Viện Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
** Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số kỳ 2 tháng 12/2021