1. Các loại tài trợ của quỹ đối với các nhà nghiên cứu? Điều kiện để được tài trợ là gì?

Học bổng Song phương Bỉ 2015-2016

Học bổng song phương Bỉ là học bổng của chính phủ Bỉ dành cho các cán bộ trẻ tuổi trên mọi miền đất nước Việt Nam mong muốn theo học các khoá đào tạo thạc sỹ tại các trường đại học của Bỉ nhằm tiếp thu kiến thức và chuyên môn mới để đóng góp vào sự phát triển của nước nhà.

Chương trình Học bổng song phương năm học 2015-2016 đã bắt đầu mở. Dự kiến sẽ có 30 suất học bổng thạc sỹ toàn phần được cấp. Hồ sơ xin học bổng sẽ được tiếp nhận từ ngày 1/10/2014 đến ngày 30/12/2014.

Thí sinh từ mọi miền của Việt Nam, từ các cơ quan chính phủ, các tổ chức xã hội và khu vực tư nhân, đặc biệt là phụ nữ và những người ở vùng sâu vùng xa, được khuyến khích nộp hồ sơ xin học bổng.

Thông tin chi tiết và đơn xin học bổng có thể xem tại: http://countries.diplomatie.belgium.be/en/vietnam/development_cooperation/

“Phát triển công nghệ” gồm 2 nội dung lớn là: “Phát triển công nghệ theo chiều rộng” tức là mở rộng công nghệ. Ví dụ, “ làng thần kỳ sản xuất rau sạch ở Nhật Bản đã được mang tới Việt Nam, sản xuất rau sạch ở Đà Lạt. “Phát triển công nghệ theo chiều sâu” tức là nâng cấp công nghệ. Ví dụ sản xuất tinh gọn của toyota: sản xuất từng sản phẩm 1 đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng lợi nhuận.  Theo quan niệm của UNESSCO Trong phân loại nghiên cứu khoa học, UNESSCO chia thành: nghiên cứu cơ bản (fundermental research), nghiên cứu ứng dụng (applied research), triển khai thực nghiệm (experimental development) Triển khai được định nghĩa là những nghiên cứu hoặc thực nghiệm nhằm tạo ra các vật liệu mới, sản phẩm mới, các hệ thống và dịch vụ mới nhằm hoàn thiện những sản phẩm vốn tồn tại. Nội dung của triển khai gồm 3 giai đoạn: 1. Chế tác mẫu sơ khởi (Prototypes): làm ra mẫu (của sản phẩm hoặc công nghệ) đầu tiên như 1 bước hiện thực hóa tư tưởng khoa học thành sản phẩm khoa học hoặc công nghệ để chuẩn bị đưa vào sản xuất. 2. Làm Pilot (Installations pilots): thử nghiệm để tạo ra quy trình sản xuất, tức tạo ra công nghệ sản xuất sản phẩm theo prototype đã làm thử thành công. 3. Sản suất thử nghiệm (Production experimental): Sản xuất thử, các nhà công nghệ thường gọi đó là giai đoạn sản xuất “ loạt 0” để khẳng định độ tin cậy của công nghệ. Sự phân chia này của UNESSCO được sử dụng cho tất cả các lĩnh vực khoa học bao gồm: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật. So sánh giữa R&D của UNESSCO với luật KH&CN của Việt Nam, nhận thấy Luật của Việt Nam có nhược điểm: - Không phân tách rõ ràng khái niệm “Experimental Development” với “Phát triển công nghệ” dù hai khái niệm khác biệt về nội hàm, chính sách thuế và chính sách đầu tư. - Bỏ qua hoạt động “Phát triển công nghệ” với hai nội dung là nhân rộng công nghệ và nâng cấp công nghệ.