Tăng Trưởng Xanh Ở Việt Nam
Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững hiện là xu thế tất yếu để các doanh nghiệp vươn ra thị trường thế giới và tăng cạnh tranh. Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cao su cũng không ngoại lệ, nhất là các thị trường châu Âu, Mỹ hiện đưa ra nhiều yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển xanh đối với các mặt hàng cao su xuất khẩu của Việt Nam. Hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững Những năm qua, ngành cao su Việt Nam luôn chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với tăng trưởng xanh, bền vững. Đầu năm 2024, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 431/QĐ-BNN-TT về việc phê duyệt “Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030”, trong đó đặt ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam có 250-300 nghìn ha cao su được cấp chứng chỉ rừng bền vững, 100% lượng mủ và gỗ cao su Việt Nam có mã số vùng trồng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Văn phòng Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (VFCO) cho biết, Việt Nam đã đặt ra khung pháp lý và hành động mạnh mẽ để quản lý rừng bền vững và sử dụng các nguồn gỗ hợp pháp/được chứng nhận. VFCO và Chương trình xác nhận chứng chỉ rừng (PEFC) đang hợp tác để thực hiện các mục tiêu quản lý rừng bền vững của Việt Nam và đảm bảo tính hợp pháp, tính bền vững và tính toàn vẹn, phù hợp với các yêu cầu của EUDR. Đến nay, diện tích rừng trồng cao su Việt Nam đã được cấp chứng chỉ đạt 123.66 nghìn ha. Điều này đã thể hiện sự chủ động của các doanh nghiệp cao su Việt Nam trong công tác thích ứng với các quy định, tiêu chuẩn phát triển bền vững toàn cầu, đặc biệt là sắp tới khi quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) có hiệu lực.
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 ở Việt Nam sẽ là bao nhiêu?
Quốc hội ban hành Nghị quyết 103/2023/QH15 ngày 09/11/2023 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Trong đó, Nghị quyết đã đặt ra các chỉ tiêu cần đạt được trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 như sau:
- Tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,0 - 6,5%;
- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 đô la Mỹ (USD).
- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1 - 24,2%.
- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4,0 - 4,5%.
- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8 - 5,3%.
- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,5%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 69%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 28 - 28,5%.
- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.
- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm trên 1%.
- Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 13,5 bác sĩ.
- Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32,5 giường bệnh.
- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,1% dân số.
- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 80%.
- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.
- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.
Được biết, Nghị quyết 103/2023/QH15 thể hiện mục tiêu tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.
Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách; khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển các loại thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững; nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Quan tâm phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế ngang tầm với phát triển kinh tế; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Chăm lo các đối tượng chính sách;...
Xem thêm tại Nghị quyết 103/2023/QH15 ban hành 09/11/2023.
Đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo nhận định về tiềm năng của kinh tế số Đông Nam Á cũng như Việt Nam, vừa được Ngân hàng HSBC Việt Nam công bố.
Theo HSBC Việt Nam, hàng loạt các khoản đầu tư với quy mô không nhỏ cho lĩnh vực công nghệ số rót vào ASEAN gần đây đã thu hút sự chú ý. Khu vực này đã trở nên sành sỏi về công nghệ hơn trong 2 thập kỷ qua, trong đó, Việt Nam rõ ràng có vị trí nổi bật.
Dẫn lại thông tin từ báo cáo về kinh tế điện tử của Đông Nam Á (e-Conomy SEA), HSBC cho biết, năm ngoái, Việt Nam là nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất ở ASEAN, với tiềm năng trở thành nền kinh tế số có quy mô lớn thứ nhì vào năm 2030.
"Với nền tảng quy mô tiêu dùng lớn và số lượng người sử dụng Internet gia tăng, tiềm năng trong nền kinh tế số của Việt Nam là điều dễ hiểu", HSBC lý giải.
Mặc dù vậy, vẫn còn đó những thách thức. Chẳng hạn, làm thế nào để nâng cao hiểu biết về số hóa tiếp tục là một ưu tiên.
Điều đáng khích lệ là Chương trình Chuyển đổi số quốc gia cho thấy một ví dụ mà trong đó khối tư nhân tìm kiếm cơ hội đóng vai trò tích cực hỗ trợ chuyển đổi số cho nền kinh tế.
Trong khi đó, làm cách nào để đảm bảo bổ sung năng lượng cần thiết để tiếp sức cho đà tăng trưởng này lại là một thử thách khác, thể hiện rõ trong trường hợp của các trung tâm dữ liệu.
Nửa đầu năm 2024 đang dần khép lại, Việt Nam vẫn duy trì tiến độ phục hồi với yếu tố dẫn đầu là các lĩnh vực bên ngoài. Mặc dù vậy, sự phục hồi không hoàn toàn diễn ra trên diện rộng, trong đó, lĩnh vực điện tử đang dẫn đầu.
Sự sôi động trong đầu tư liên quan đến công nghệ số đang diễn ra ở Đông Nam Á. Mới đây, Microsoft công bố nhiều khoản đầu tư tại Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
Còn ở Việt Nam, Alibaba dự định xây một trung tâm dữ liệu nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng về công nghệ số. Với sự quan tâm lớn dành cho nền kinh tế số đang lên của Việt Nam.
"Với dân số hơn 100 triệu người và tỷ lệ trong độ tuổi lao động gần 70%, chúng tôi nhìn thấy tiềm năng mạnh mẽ đối với tiêu dùng công nghệ số của Việt Nam.
Theo báo cáo về kinh tế điện tử của Đông Nam Á( e-Conomy SEA) năm 2023, Việt Nam là nền kinh tế số phát triển nhanh nhất ở ASEAN với tốc độ tăng trưởng ấn tượng là 20%", báo cáo HSBC viết.
Xét về tổng giá trị giao dịch (gross merchandise value – GMV), Việt Nam có tiềm năng để trở thành thị trường công nghệ số lớn thứ nhì khu vực vào năm 2030, chỉ đứng sau Indonesia chuyên gia ngân hàng HSBC kỳ vọng sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi hệ sinh thái thương mại điện tử đang phát triển được hỗ trợ bởi tập khách tiêu dùng đang gia tăng.
Không chỉ có thuận lợi về nhân khẩu học, sự gia tăng nhanh chóng số lượng người dùng internet của Việt Nam cũng giúp mở rộng thị trường công nghệ số ở đây.
Hiện nay, Việt Nam có gần 80% dân số sử dụng internet nhờ tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh đã tăng hơn gấp đôi so với cách đây một thập kỷ.
Tuy nhiên, mặc dù số lượng người dùng internet tăng trưởng đáng kể, mức độ ứng dụng công nghệ số trong một số lĩnh vực lại chậm lại phía sau.
Theo dữ liệu năm 2021- 2022 của World Bank, Việt Nam đi sau Singapore, Thái Lan và Malaysia về sử dụng các giải pháp thanh toán phi tiền mặt, mặc dù nỗ lực chuyển dịch sang thanh toán số đã tăng tốc từ đó tới nay.
Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số có nhiều cơ hội để triển khai trong nhiều lĩnh vực bên cạnh tiêu dùng. Chẳng hạn như: Thương mại vẫn còn là một ngành sử dụng giấy tờ tương đối nhiều. Điều đó có thể gây tăng chi phí và chậm trễ, tạo ra tắc nghẽn trong dòng chảy thương mại.
Cổng thông tin một cửa quốc gia, một hệ thống trực tuyến phục vụ giải quyết thủ tục hành chính về thương mại giữa doanh nghiệp và chính phủ, ngày càng được sử dụng nhiều hơn, dẫn đến nhiều cải thiện rõ rệt về hiệu quả thông quan nhưng vẫn còn một số tồn tại.
Chẳng hạn, việc sử dụng chữ ký điện tử vẫn còn hạn chế, đồng nghĩa với một số thủ tục vẫn cần giải quyết bằng giấy tờ. Các biện pháp ứng dụng số hóa khác trong thương mại cho thấy dư địa để chuyển dịch sang hành chính không giấy tờ.
Mặc dù vậy, một phần khó khăn bắt nguồn từ tỷ lệ người dân hiểu biết về công nghệ còn thấp, làm chậm quá trình phổ biến công cụ số và hạn chế việc sử dụng hiệu quả các công cụ này. Xét về kỹ năng và nhân tài trong lĩnh vực số hóa, Việt Nam đang đi sau các nước khác, hạn chế cơ hội tận dụng lợi thế của số hóa.
Điều đáng khích lệ là Chính phủ nhận thức rất rõ những thách thức này và đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ chuyển đổi số của nền kinh tế.
Theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam hướng tới xây dựng 3 trụ cột gồm: chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Theo đó, Chính phủ đã đề ra một số mục tiêu tham vọng trong những năm gần đây, bao gồm tới năm 2030, giải quyết trực tuyến toàn bộ hồ sơ thủ tục hành chính.
Chiến lược quốc gia này đã mở ra nhiều cơ hội trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể, tỷ lệ hiểu biết về số hóa còn tương đối thấp ở nhóm cư dân nông thôn và trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đến cuối năm 2021, Việt Nam có hơn 27.000 hợp tác xã nông nghiệp nhưng mới chỉ khoảng 2.000 trong số đó ứng dụng "công nghệ cao" và công nghệ số trong sản xuất. Thêm nữa, nhóm này vẫn đặc biệt phụ thuộc nhiều vào các giải pháp tài chính truyền thống.
Theo Đăng Tuấn/thitruongtaichinhtiente.vn