© Bản quyền thuộc Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Mức lãi suất chậm đóng BHXH năm 2024 là bao nhiêu?

Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 Quyết định 60/2015/QĐ-TTg, đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

Căn cứ Thông báo 80/TB-BHXH năm 2024, mức lãi suất đầu tư bình quân trong năm 2023 là 4,36%/năm, tương đương 0,363%/tháng;

Do đó, mức lãi suất chậm đóng BHXH áp dụng từ ngày 01/01/2024 là 8,72%/năm, tương đương 0,726%/tháng.

Căn cứ phương pháp xác định tiền lãi chậm đóng BHXH tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 20/2016/TT-BTC, trường hợp chậm đóng BHXH thì tiền lãi chậm đóng được xác định hằng tháng theo công thức sau:

Số tiền lãi phải thu phát sinh trong tháng (n) = Số tiền chậm đóng lũy kế đến cuối tháng (n-2) x Lãi suất chậm đóng (%/tháng)

- (n) là tháng xác định tiền lãi chậm đóng.

- (n-2) là tháng liền trước 02 tháng của tháng (n).

- Lãi suất chậm đóng (%/tháng) là mức lãi suất bình quân tính theo tháng do BHXH Việt Nam thông báo đầu năm như đã nêu.

Lật tẩy một số chiêu trò lừa đảo xuất khẩu lao động

Do nhẹ dạ cả tin mà rất nhiều người lao động đã mất tiền oan cho các đối tượng lừa đảo xuất khẩu lao động. Càng ngày chiêu trò của các cá nhân, tổ chức lừa đảo càng trở nên tinh vi. Dưới đây là một số thủ đoạn lừa đảo xuất khẩu lao động phổ biến:

(1) - Công việc lương “khủng”, không cấn trình độ cao, mức phí rẻ

Các đối tượng lừa đảo có thể tư vấn những công việc với mức lương “khủng” nhưng không đòi hỏi trình độ đào tạo cao, mức phí lại rẻ để thu hút những người kém hiểu biết.

Các đối tượng lừa đảo thường gạ gẫm người lao động làm giả giấy tờ khi không đạt yêu cầu về của bên tiếp nhận lao động. Ví dụ như làm giả giấy tốt nghiệp cấp 3, bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học…

(3) - Dụ đỗ đi theo con đường xuất khẩu lao động chui

Nếu bên môi giới dụ dỗ người lao động đi theo các con đường xuất khẩu chui như du học, du lịch,… thì bạn cũng nên tránh bởi việc đi xuất khẩu lao động chui là bất hợp pháp và sẽ bị trục xuất trở về nước.

Như vậy, người lao động vừa mất tiền cho bên môi giới lại chẳng thể đi xuất khẩu lao động theo ý định ban đầu.

Tiền chống trốn được hiểu là khoản tiền mà người lao động nộp cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động để cam kết về việc hoàn thành hợp đồng và không trốn ra ngoài làm thêm bất hợp pháp.

Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng việc không nắm rõ luật về tiền chống trốn nên đã không trả hoặc không trả đủ số tiền tiền này và lãi cho người lao động sau khi thực hiện xong hợp đồng. Không chỉ thế, vì số tiền chống trốn là khá lớn nên nhiều doanh nghiệp thậm chí còn “mở đường” cho lao động bỏ trốn để lấy khoản tiền đặt cọc.

(5) - Không có giấy cam kết mức phí đã thông báo hoặc không làm giấy xác nhận khi nhận tiền

Khi đưa tiền cho công ty xuất nhập khẩu, người lao động cần hết sức chú ý bởi nếu không có giấy cam kết mức phí đã thông báo hoặc không làm giấy xác nhận khi nhận tiền, người lao động sẽ có nguy cơ mất trắng tiền.  VIDEO

Trên đây là hướng dẫn cách tra cứu công ty XKLĐ uy tín cùng một số thủ đoạn lừa đảo xuất khẩu lao động. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Hướng dẫn tra cứu công ty XKLĐ để tránh bị lừa đảo

Một trong những yếu tố chứng minh công ty XKLĐ uy tín đó là được cấp giấy phép hoạt động bởi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên nhiều cơ sở trái phép làm giả giấy phép kinh doanh để qua mặt lao động.

Để biết chính xác công ty dịch vụ XKLĐ có được cấp phép hoạt động hay không hoặc có đang bị thu hồi giấy phép hay không, người lao động có thể tra cứu theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Truy cập Website của Cục quản lý lao động ngoài nước.

Link tra cứu: http://dolab.gov.vn/New/Default.aspx

Bước 2: Chọn Doanh nghiệp XKLĐ.

Tính đến tháng 4/2022, Việt Nam có 426 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và 01 doanh nghiệp (Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Hoàng Minh Phát) bị đình chỉ giấy phép hoạt động.

Chọn Danh sách Doanh nghiệp XKLĐ.

Có thể chọn các doanh nghiệp XKLĐ theo từng miền.

Bước 4: Nhập tên doanh nghiệp tại ô Nội dung tìm kiếm.

Gõ chính xác, đầy đủ và có dấu tên doanh nghiệp muốn tra cứu.

Hệ thống sẽ trả kết quả tự động:

- Nếu hệ thống trả kết quả về thông tin doanh nghiệp bao gồm tên giao dịch, điện thoại, địa chỉ, tình trạng hoạt động thì người lao động có thể yên tâm đây là công ty được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép.

- Nếu hệ thống không hiện kết quả tìm kiếm thì người lao động nên tránh xa công ty đó để tránh tiền mất tật mang vì họ không được cấp giấy phép hoạt động.

Hướng dẫn cách kiểm tra thẻ bảo hiểm y tế còn hạn không, cụ thể thế nào?

Theo quy định tại Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế 2008, thẻ bảo hiểm y tế là một loại thẻ được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế, làm căn cứ để hưởng các quyền lợi về khám chữa bệnh. Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.

Trước đây, theo mẫu thẻ bảo hiểm y tế cũ có ghi cụ thể về thời hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Công văn 3340/BHXH-ST năm 2017 thì từ ngày 01 tháng 8 năm 2017 sẽ không ghi thời điểm hết hạn sử dụng trên thẻ bảo hiểm y tế nữa mà chỉ ghi thời điểm bắt đầu có giá trị sử dụng. Dù vậy, vẫn có cách để kiểm tra thẻ bảo hiểm y tế còn hạn hay hết hạn.

Để biết thẻ bảo hiểm y tế khi nào hết hạn, có thể thực hiện theo một trong các cách sau đây:

Cách 1: Tra cứu trên website Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Để thực hiện tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT theo cách này, bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Truy cập website của BHXH Việt Nam tại địa chỉ trang web là baohiemxahoi.gov.vn. Chọn “Tra cứu trực tuyến” > Chọn “Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT”.

Hoặc truy cập trực tiếp tại đường link: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/pages/tra-cuu-thoi-han-su-dung-the-bhyt.aspx.

Bước 2: Điền đầy đủ thông tin bắt buộc theo yêu cầu bao gồm: Mã số BHXH/Thẻ BHYT, Họ tên và Ngày/năm sinh > Chọn “Tôi không phải là người máy” > Chọn “Tra cứu”.

Bước 3: Xem thông tin về thẻ BHYT. Sau khi nhập đầy đủ và chính xác thông tin, hệ thống sẽ trả kết quả về bao gồm: Mã thẻ, họ tên, ngày sinh, địa chỉ, mã nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, thời hạn thẻ, thời điểm đủ 05 năm liên tục.

Ngoài ra, thông tin về quyền lợi BHXH mà người tham gia được hưởng cũng sẽ hiển thị ngay bên dưới.

Cách 2: Tra cứu qua ứng dụng VssID

Để tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT trên VssID, trước tiên, bạn phải đăng ký tài khoản trên ứng dụng này và chờ BHXH cấp mật khẩu đăng nhập.

Cách kiểm tra thẻ bảo hiểm y tế còn hạn không trên ứng dụng VssID cụ thể như sau:

Bước 1: Đăng nhập ứng dụng VssID

Bước 2: Tại giao diện “Quản lý cá nhân”, Chọn “Thẻ BHYT” để xem thông tin về thẻ bảo hiểm y tế.

Hệ thống trả về thông tin thẻ BHYT bao gồm các thông tin như: Họ và tên, thời hạn thẻ có giá trị (gồm ngày bắt đầu và ngày hết hạn sử dụng của thẻ BHYT), số thẻ BHYT, ngày sinh, giới tính, thời điểm 5 năm liên tục và các thông tin quyền lợi của người tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh.

Cách 3: Tra cứu bằng cách gọi điện trực tiếp

Ngoài 2 cách kiểm tra thẻ bảo hiểm y tế còn hạn không online như trên, người dân có thể tra cứu thông tin thời hạn sử dụng thẻ BHYT thông qua Tổng đài chăm sóc khách hàng của BHXH Việt Nam theo số điện thoại: 1900.9068.

Người dân gọi đến số tổng đài và làm theo hướng dẫn, cung cấp các thông tin cá nhân cần thiết để nhận kết quả tra cứu dễ dàng.

Cách 4: Tra cứu qua biên lai thu tiền đóng BHYT

Khi người dân đóng tiền tham gia BHYT hộ gia đình, sẽ được cấp biên lai thu tiền, trên đó có ghi thời hạn sử dụng thẻ BHYT của người tham gia. Do đó, người dân có thể xem thời hạn ngay trên biên lai để biết khi nào thẻ BHYT hết hạn.

Có thể kiểm tra thẻ bảo hiểm y tế còn hạn hay hết hạn được không?