Sáng 25/6, tại Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tổ chức Hội nghị quân chính 6 tháng đầu năm 2024. Đồng chí Đại tá Nguyễn Thiên Quân, Tư lệnh Vùng 3 Hải quân chủ trì hội nghị. Chuẩn đô đốc Nguyễn Đăng Tiến, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ tư lệnh Vùng 3 Hải quân quán triệt Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ 6 tháng cuối năm 2024.

Tổng quan Dân số vùng tỉnh Hải Dương

Tỉnh Hải Dương có tổng dân số 1,916.8 nghìn người, cao nhất so với một số tỉnh khu vực lân cận. Mật độ dân số của Hải Dương thuộc mức cao 1,149 người/km2. Số người lao động trên 15 tuổi của Hải Dương ở mức cao so các tỉnh lân cận được so sánh.

Tỷ lệ người lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo của Hải Dương khá cao, xếp thứ 3/6 tỉnh được so sánh, cao hơn trung bình cả nước 0.65% năm 2020. Nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo cao đủ điều kiện đáp ứng các ngành công nghiệp có trình độ cao.

Bảng thống kê số liệu dân số một số tỉnh ĐBSH (Nguồn: Sen Vàng Tổng hợp)

Tỉnh Hải Dương có tỷ suất nhập cư là 0.25% năm 2020 thấp hơn phần lớn các tỉnh lân cận, tỷ suất xuất cư 0.3% đứng thứ 5 trong số 6 tỉnh được so sánh. Tỷ lệ tăng dân số cao (1.05% năm 2020 ).

Tỷ lệ dân số thành thị là 31.40% trong khi đó tỷ lệ ở dân cư nông thôn là 68.60% hơn gấp đôi tỷ lệ dân cư thành thị. Dân số ở Hải Dương phân bố mật độ cao nhất ở tại TP Hải Dương (233,143 người). Còn lại, lượng cư dân  được phân bổ khá đồng đều giữa các huyện.

Đặc biệt, thị xã Chí Linh (tính đến thời điểm hiện tại là thành phố Chí Linh), có số lượng dân tương đối cao so với mặt bằng chung ở mức 167,776 người. Ngoài ra, cơ cấu dân số năm 2020 cho thấy Hải Dương vẫn đang có số lượng dân cư nông thôn nhiều hơn so với thành thị.

Tổng quan Vị trí địa lý vùng tỉnh Hải Dương

Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, có vị trí địa lý:

Một góc Thành phố Hải Dương nhìn từ trên cao (Nguồn: Sen Vàng Tổng hợp)

Tiếp giáp với 6 tỉnh thành phố ở khu vực đồng bằng sông Hồng, vị trí này giúp cho Hải Dương trở thành một nút giao quan trong về giao thông, giao lưu kinh tế – văn hóa giữa các tỉnh, thành.

Địa hình nghiêng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng nghiêng của đồng bằng Bắc Bộ. Với đặc điểm này, Hải Dương được chia làm hai kiểu địa hình, là đồng bằng tích tụ và đồi núi thấp.

Vùng đồi núi thấp phân bố chủ yếu ở phía Bắc chiếm khoảng 15.9% diện tích tự nhiên của tỉnh, đây là vùng tập trung nhiều chủng loại khoáng sản, cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và phù hợp với trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp.

Vùng đồng bằng chiếm khoảng 84% đây là vùng tập trung nhiều chủng loại khoáng sản, cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và phù hợp với trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp.

Tổng quan Văn hóa – xã hội vùng tỉnh Hải Dương

Hiện nay toàn tỉnh Hải Dương có 14 bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh và các bệnh viện tuyến huyện cũng đang được đầu tư chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng và chất lượng. Các cơ sở y tế đạt chuẩn Quốc gia và cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao của người dân trong tỉnh.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương (Nguồn: Sen Vàng Tổng hợp)

Hải Dương là đất học từ xa xưa, vùng đất Xứ Đông này là quê hương của nhiều nho sĩ, Trạng nguyên Việt Nam và Thủ khoa Đại Việt. Trong thời kì phong kiến Hải Dương có 12 Trạng nguyên đứng thứ hai cả nước (sau Bắc Ninh) và có 3 Thủ khoa Đại Việt, hàng ngàn tiến sĩ, bảng nhãn, thám hoa.

Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi tỉnh Hải Dương (Nguồn: Sen Vàng Tổng hợp)

Đối với công tác giáo dục tỉnh Hải Dương vô cùng chú trọng chất lượng dạy và học từ độ tuổi mầm non đến THPT, quy mô, mạng lưới trường, lớp học phát triển đồng bộ, từng bước được chuẩn hóa. Chất lượng học sinh giỏi quốc gia có tiến bộ vượt bậc, Hải Dương xếp thứ 5 toàn quốc. Đến nay, toàn tỉnh có 669 trường đạt chuẩn, chiếm 76.54%, tăng 1.17% so với năm học trước.

Tỉnh Hải Dương còn là quê hương của nhiều làng nghề truyền thống danh tiếng như chạm khắc đá Kính Chủ, chạm khắc gỗ Đông Giao, kim hoàn Châu Khê và gốm Cậy, gốm Chu Đậu, khắc ván in Hùng Lục, Liễu Tràng, thêu Xuân Nẻo, dệt chiếu Tiên Kiều. Sản phẩm làng nghề của người dân nơi đây toát lên sự khéo léo, tài năng, tỉ mỉ.. được du khách trong nước và quốc tế ưa chuộng.

Một số làng nghề truyền thống (Nguồn: Sen Vàng Tổng hợp)

Hải Dương hiện nay có 66 làng nghề trên toàn tỉnh. Mặc dù định hướng của tỉnh theo hướng phát triển công nghiệp, Hải Dương vẫn giữ được truyền thống các làng nghề. Đến nay, nhiều làng nghề không những hồi sinh trở lại mà còn bắt nhịp với những yêu cầu mới của xã hội, sản xuất những sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng tới nhiều quốc gia trên thế giới, và trở thành điểm tham quan hấp dẫn cho du khách khi tới nơi đây.

Di sản văn hóa mảnh đất Hải Dương hiện đang lưu giữ khối lượng lớn văn hoá vật thể và phi vật thể đa dạng, độc đáo với 1,098 di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng. Những dấu ấn thời kỳ đồ đá cũ có niên đại trên 3 vạn năm ở hang Thánh Hóa, núi Nhẫm Dương, đến những di chỉ, di vật có giá trị của thời đại đồ Ðồng tại Ðồi Thông (Kinh Môn,…

Văn hoá Lý, Trần, Lê, Nguyễn là dòng chảy liên tục và rực sáng trên vùng đất này, đã tạo nên một không gian văn hoá đặc biệt – nơi kết hợp hài hòa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với chiều sâu lịch sử và tâm linh với 127 di tích được xếp hạng quốc gia mà tiêu biểu là Côn Sơn – Kiếp Bạc, Phượng Hoàng (Chí Linh)

Bánh đậu xanh nét ẩm thực đặc trưng ở Hải Dương (Nguồn: Sen Vàng Tổng hợp)

Hải Dương còn là cái nôi chèo lớn của Việt Nam với những tên tuổi như Huyền Nữ Phạm Thị Trân và các cố NSND. Năm 2020 cho thấy có tới 80% số tiết mục là chèo, 20% số tiết mục còn lại là ca nhạc, múa, cho thấy nghệ thuật chèo chưa bị mai một, vẫn còn lưu giữ và được truyền tải rộng rãi cho đến ngày nay.

Lễ hội ở Hải Dương đặc trưng của văn hóa phi vật thể được thể hiện ở các lễ hội truyền thống. phong tục, tập quán, với 566 lễ hội được khôi phục, mang đậm yếu tố lịch sử, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo, cầu mong quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt.

Đặc biệt du khách khi đến còn được thưởng thức những đặc sản nổi tiếng : bánh đậu xanh, vải thiều Thanh Hà, bún cá rô, bánh gai Ninh Giang…

Hải Dương là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, phát triển văn hóa, gìn giữ những nét đẹp truyền thống, du lịch ở tỉnh Hải Dương gắn liền với du lịch văn hóa – tâm linh, trải nghiệm các làng nghề truyền thống. Không những vậy, tỉnh Hải Dương còn được thiên nhiên ban tặng danh lam thắng cảnh đẹp trở thành khu du lịch sinh thái.

Một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hải Dương (Nguồn: Sen Vàng Tổng hợp)

Bên cạnh đó, việc xây dựng sản phẩm du lịch được thực hiện gắn với việc phát huy văn hóa truyền thống, lợi thế tài nguyên du lịch và đặc biệt là kết nối các điểm du lịch với các di tích lịch sử – văn hóa để hình thành các tour du lịch đặc trưng.

Du lịch ở Hải Dương chưa phát triển nhiều và chủ yếu là du lịch văn hóa, tâm linh vì vậy khách du lịch không thường lưu trú lại mà sẽ tiếp tục chuyến đi đến các điểm nổi bật lân cận.

Trên đây là những thông tin tổng quan về thị trường tỉnh Hải Dương do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng rằng, những thông tin trong bài đã có thể giúp nhà đầu tư có được cái nhìn sơ bộ trước khi đưa ra phương án đầu tư sinh lời hợp lý vào thị trường bất động sản tại khu vực này.

Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Nhật Mai

Website: https://senvangdata.com/

Tối ngày 30/7/2022, tại  thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức giao lưu với đoàn đại biểu “Trại hè Việt Nam 2022” gồm 126 đại biểu thanh niên, sinh viên kiều bào Việt Nam ở nước ngoài. Đây là chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động của Chương trình “Trại hè Việt Nam 2022” do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện, trong đó có tỉnh Khánh Hòa.

Buổi giao lưu nhằm phối hợp tuyên truyền về biển, đảo; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và thanh niên, sinh viên kiều bào Việt Nam ở nước ngoài về vai trò của biển, đảo và sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, chung sức, đồng lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao để triển khai tổ chức tốt sự kiện này.

Đại tá Lã Văn Hùng, Ủy viên thường vụ Đảng ủy, Phó Chính ủy Vùng 4 Hải quân phát biểu

Phát biểu tại buổi giao lưu, Đại tá Lã Văn Hùng, Ủy viên thường vụ Đảng ủy, Phó Chính ủy Vùng 4 Hải quân nhấn mạnh, đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực đối với thanh niên và sinh viên kiều bào; là dịp để các bạn trẻ tìm hiểu về lịch sử vẻ vang hào hùng của dân tộc, Quân đội, về tình hình biển, đảo Việt Nam cũng như truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam, của Hải quân nhân dân Việt Nam, vai trò của Hải quân Nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đồng chí Lã Văn Hùng mong rằng, thế hệ trẻ kiều bào tiếp tục đảm trách sứ mệnh là hạt nhân và nguồn lực chủ chốt cho sự tồn tại, phát triển thịnh vượng và ổn định của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, dù ở đâu và trong hoàn cảnh nào cũng luôn sát cánh và hướng về Tổ quốc.

Đại biểu chụp ảnh chung tại buổi giao lưu

Chương trình “Trại hè Việt Nam 2022” là một trong các hoạt động thiết thực nhằm triển khai Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Chương trình diễn ra từ ngày 19/7 – 03/8/2022 tại các địa phương: Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP.Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động bổ ích và thiết thực. Sau hai năm bị gián đoạn do đại dịch COVID-19, “Trại hè Việt Nam 2022” thu hút sự tham gia của hơn 100 thanh niên, sinh viên là người Việt Nam ở nước ngoài đến từ 25 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là các bạn trẻ xuất sắc trong các lĩnh vực học tập, thể thao, nghệ thuật…, có nhiều đóng góp cho phong trào xây dựng cộng đồng, được lựa chọn từ cộng đồng người Việt Nam ở các quốc gia.

Áo thun bộ đội hải quân với màu sọc trắng xanh đặc trưng không chỉ là trang phục làm việc mà còn là một biểu tượng của sự dũng cảm, tinh thần đoàn kết của những người lính biển.