Đầu Tư Nhà Đất
Năm 2012, Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy đã quyết định lập Trung tâm thông tin dịch vụ pháp lý nhà đất - đơn vị trực thuộc Văn phòng Luật sư Tô Đình Huy được thành lập theo giấy phép số 41011765/TP/ĐKHĐ do Sở Tư Pháp TP.HCM cấp. Nhằm chuyên nghiệp và chuyên sâu hóa các Dịch vụ pháp lý về Bất động...
lĩnh vực nhà nước khuyến khích đầu tư
Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 63/2018/NĐ-CP quy định các lĩnh vực mà nhà nước khuyến khích đầu tư như sau:
- Nhà máy điện, đường dây tải điện;
- Hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; công viên; nhà, sân bãi để ô tô, xe, máy móc, thiết bị; nghĩa trang;
- Trụ sở cơ quan nhà nước; nhà ở công vụ; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư;
- Y tế; giáo dục, đào tạo, dạy nghề; văn hóa; thể thao; du lịch; khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn; ứng dụng công nghệ thông tin;
- Hạ tầng thương mại; hạ tầng khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung; hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao; cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Nông nghiệp và phát triển nông thôn; dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
- Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trên đây là 08 lĩnh vực được nhà nước là khuyến khích đầu tư.
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết hiện có nhiều NĐT Nhật Bản đã và đang triển khai các DA với tổng vốn đăng ký hơn 220,3 triệu USD. Đã có hàng ngàn lao động ở địa phương được giải quyết việc làm, góp phần ổn định cuộc sống.
Ông Phan Quốc Sơn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, Nhật Bản là nhà tài trợ song phương có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho tỉnh Thừa Thiên-Huế gồm 6 DA với tổng vốn đầu tư hơn 500 triệu USD. Trong đó, DA cải thiện môi trường nước TP Huế do JICA tài trợ với tổng vốn đầu tư khoảng 300 triệu USD là DA viện trợ ODA lớn nhất của Nhật Bản từ trước đến nay.
Bên cạnh đó, tính đến cuối tháng 3/2023, nguồn vốn FDI từ Nhật Bản vào tỉnh Thừa Thiên-Huế với 16 DA có tổng vốn đăng ký hơn 220,3 triệu USD. Đặc biệt, trong đó DA Trung tâm thương mại AEON MALL Huế tọa lạc tại Khu đô thị mới An Vân Dương của Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam với tổng vốn đầu tư 169,67 triệu USD (tương đương 3.916 tỷ đồng) vừa được khởi công, đang được khẩn trương xây dựng; dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào tháng 8/2024.
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế khẳng định, các NĐT đến từ xứ sở hoa Anh đào đã đóng góp không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể, trong năm 2022, các doanh nghiệp Nhật Bản đạt doanh thu hơn 12 triệu USD, nộp ngân sách gần 6 triệu USD, giải quyết hàng ngàn lao động tại địa phương. Có thể kể đến là DA của Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Huế - một trong những doanh nghiệp FDI đầu tiên vào Huế, được cấp phép từ 1997, hiện hoạt động rất thành công, xây dựng thương hiệu tốt trên thị trường. Hay DA may mặc của Công ty TNHH MSV đã giải quyết cho hơn 1.100 lao động; DA công nghệ thông tin của Công ty TNHH MTV Brycen đã hoạt động hiệu quả, sử dụng trên 360 nhân lực về công nghệ thông tin. Ngoài ra, 2 DA lớn đang triển khai xây dựng là Trung tâm thương mại AEON MALL Huế, Nhà máy Nakamoto Việt Nam… sẽ tuyển thêm một lượng lớn lao động ở địa phương.
Bên cạnh đó, một số NĐT cũng đã đến Huế để tìm hiểu đầu tư các DA thân thiện với môi trường. Điển hình, cuối tháng 3/2023, các chuyên gia của Công ty TNHH Enzim - Nhật Bản đến Huế giới thiệu về những công nghệ cũng như sản phẩm được sản xuất từ than bùn nhằm cải thiện môi trường và duy trì sức khỏe. NĐT này mong muốn được hợp tác nghiên cứu khai thác, chế biến than bùn trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cho biết, hiện một số khu vực trên địa bàn có lượng than bùn lớn, tuy nhiên việc khai thác và sử dụng chưa mang lại hiệu quả cao.
"Vì vậy việc nghiên cứu, định hướng khai thác, chế biến và sử dụng than bùn hiệu quả là rất cần thiết. Thừa Thiên-Huế hy vọng, NĐT vừa kể sẽ có những nghiên cứu phù hợp, hiệu quả đối với trữ lượng than bùn trên địa bàn tỉnh; khai thác gắn liền với chế biến ra các sản phẩm có chất lượng đi đối với với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên. Đồng thời, có những chuyển giao khoa học, công nghệ nhằm giúp tỉnh khai thác và chế biến than bùn ổn định, bền vững và phù hợp với nhu cầu sử dụng của ngành nông, công nghiệp và lâm nghiệp, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh", ông Minh kỳ vọng.
Để thực hiện thành công các hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) trong dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, Thừa Thiên-Huế đang lên kế hoạch tổ chức chương trình hội nghị XTĐT. Trong đó, tập trung các NĐT chiến lược của tỉnh trong nước và nước ngoài. Phương thức XTĐT của tỉnh trong những năm qua đã có nhiều đổi mới, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng thực hiện rà soát, thu hồi các dự án đầu tư chậm tiến độ, không triển khai DA.
Trước đó, nhằm tăng khả năng tiếp cận các NĐT Nhật Bản đến Huế, tháng 8/2022, tỉnh đã tham gia đoàn XTĐT, trao đổi hợp tác và quảng bá du lịch, thương mại tại Nhật Bản. Ngoài tập trung quảng bá thế mạnh địa phương, cơ hội đầu tư khi tham gia chương trình xúc tiến hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với tỉnh Fukuoka và khu vực Kyushu, đoàn đã có các cuộc gặp gỡ và trao đổi với lãnh đạo phủ Kyoto, tỉnh Gifu và phủ Osaka…
Tại các buổi gặp gỡ này, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế bày tỏ mong muốn được hợp tác với các NĐT Nhật Bản trong các lĩnh vực công nghiệp, công nghệ thông tin, cảng biển, dịch vụ logistics, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vật liệu mới, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp; du lịch, dịch vụ du lịch... Kết nối để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp Thừa Thiên-Huế và cơ sở tiếp nhận thực tập tại Nhật Bản ký kết hợp đồng đưa người lao động, sinh viên thực tập đi làm việc tại Nhật Bản theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề trong các ngành: công nghệ thông tin, dệt may, nông nghiệp công nghệ cao, hộ lý, điều dưỡng.
Cùng với việc tham gia và tổ chức các hoạt động XTĐT, hiện Thừa Thiên - Huế tăng cường XTĐT tại chỗ cũng như quan tâm việc xúc tiến và hỗ trợ cho các doanh nghiệp FDI, nhất là ban hành nhiều chính sách thu hút đầu tư, tập trung cải thiện các thủ tục hành chính, minh bạch hóa môi trường đầu tư, kinh doanh và tạo điều kiện tốt nhất cho các NĐT nước ngoài nghiên cứu và triển khai DA trên địa bàn.
Lãnh đạo Sở KH&ĐT cho biết, thời gian tới, Thừa Thiên -Huế mong muốn hợp tác với các NĐT Nhật Bản ở một số lĩnh vực mà tỉnh có thế mạnh như: hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế; phát triển du lịch (khai thác tốt du lịch chữa bệnh); công nghệ thông tin; công nghiệp phụ trợ ngành ôtô; nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao; hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu lao động tại Nhật Bản; xúc tiến mở đường bay trực tiếp giữa các địa phương Nhật Bản đến tỉnh Thừa Thiên -Huế và ngược lại.
Trong bối cảnh quỹ đất tại các trung tâm công nghiệp lớn ngày càng khan hiếm, chi phí giải phóng mặt bằng tăng cao, thì xu hướng dịch chuyển về các địa phương có vị trí thuận lợi, hạ tầng giao thông kết nối thông suốt, nhanh chóng tới các trung tâm kinh tế lớn là giải pháp tối ưu đối với các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (KCN) cũng như nhà đầu tư thứ cấp. Vĩnh Long là địa phương đáp ứng tiêu chí đó và đang rộng mở cơ hội để nhà đầu tư triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, lâu dài.
Với vị trí nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng thời nằm trên trục kết nối hai trung tâm kinh tế lớn là TP.HCM và TP. Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được hoàn thiện, đồng bộ, hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa, kết nối giao thương với TP.HCM, các tỉnh trong vùng ĐBSCL và các vùng kinh tế khác của cả nước.
Đặc biệt, cầu Mỹ Thuận 2 và cao tốc TP.HCM - Cần Thơ thông tuyến vào cuối năm 2023, đã đưa Vĩnh Long xích lại gần hơn với TP.HCM, khi chỉ cách trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước khoảng 100 km, rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM về Vĩnh Long chỉ còn khoảng 1,5 giờ đi ô tô, từ đó tăng thêm sức hấp dẫn về môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh nói chung, cũng như các KCN trên địa bàn nói riêng.
Ông Lữ Quang Ngời, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, để đảm bảo tính kết nối, phát huy hiệu quả đầu tư của tuyến đường cao tốc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trong thời gian tới, Vĩnh Long sẽ tập trung huy động các nguồn lực ưu tiên xây dựng các tuyến đường chính, các tuyến liên kết vùng, để tăng tính kết nối với tuyến cao tốc và từng bước hình thành, phát triển 2 hành lang kinh tế của tỉnh dọc sông Hậu và dọc sông Tiền. Qua đó, phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, dịch vụ, du lịch trên các hành lang kinh tế theo hướng xanh, bền vững.
Trong thời gian qua, tỉnh tập trung công tác quy hoạch, mời gọi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm tạo quỹ đất sẵn sàng đáp ứng cho các dự án đầu tư vào tỉnh.
Hiện trên địa bàn Vĩnh Long có 2 KCN đang hoạt động là KCN Hòa Phú giai đoạn I và II; KCN Bình Minh. Tổng diện tích đất tự nhiên là 385,8 ha; diện tích đất công nghiệp và dịch vụ có thể cho thuê là 290,56 ha, tỷ lệ lấp đầy 2 KCN này là 96,3%.
Hai KCN này có vị trí thuận lợi; hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho các nhà đầu tư. Trong đó, KCN Hòa Phú giai đoạn I và II (xã Hòa Phú, huyện Long Hồ) có diện tích 250,97 ha, nằm cặp Quốc lộ 1, chỉ cách trung tâm TP. Vĩnh Long 10 km, cách TP. Cần Thơ 20 km. Diện tích đất công nghiệp cho thuê của KCN Hòa Phú đã lấp đầy, chủ đầu tư đang thực hiện các thủ tục xin phép mở rộng giai đoạn III (diện tích dự kiến 157 ha).
Khu công nghiệp Bình Minh (xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh) có diện tích gần 134,82 ha, nằm cặp Quốc lộ 1 và cặp sông Hậu, cách TP. Vĩnh Long 30 km, cách TP. Cần Thơ 5 km, thuận lợi về giao thông cả thủy, bộ và hàng không, khi nằm liền kề cảng Bình Minh, cảng Cái Cui, cách sân bay quốc tế Cần Thơ khoảng 15 km.
Với những lợi thế nêu trên, tình hình thu hút đầu tư vào các KCN của Vĩnh Long trong thời gian qua đạt kết quả tích cực. Tính đến nay, các KCN của tỉnh đã thu hút được 68 dự án đầu tư, với tổng vốn thực hiện/đăng ký là 2.126,87/3.258,4 tỷ đồng (đạt 65,27%) và 699,93/1.008,63 triệu USD (đạt 69,39%); giải quyết việc làm cho 47.705 lao động.
Nhiều doanh nghiệp tại Vĩnh Long hoạt động hiệu quả, đã tăng vốn đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, đóng góp tỷ trọng cao về giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị xuất khẩu của tỉnh. Trong năm 2023, các KCN của Vĩnh Long đạt tổng doanh thu 28.856,35 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt 19.096,29 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt hơn 621 triệu USD, nộp thuế gần 175 tỷ đồng.
Theo Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1759/QĐ-TTg, ngày 31/12/2023; trong đó, về phương án phát triển hệ thống KCN, cụm công nghiệp, tỉnh Vĩnh Long phát triển các KCN, cụm công nghiệp tại những vị trí thuận lợi, kết nối giao thông đường bộ, đường thủy, cảng hàng hóa; đảm bảo các điều kiện hạ tầng điện, nước, thu gom và xử lý rác thải, nước thải…
Đến năm 2030, khi có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, toàn tỉnh sẽ có 5 KCN. Cụ thể, thành lập mới 3 KCN tại thị xã Bình Minh, các huyện Bình Tân, Mang Thít. Tiếp tục nghiên cứu, mở rộng KCN Hòa Phú (giai đoạn III), diện tích 157 ha, khi được bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất của cấp có thẩm quyền.
Ở thời điểm hiện tại, ngoài 2 KCN đã đi vào hoạt động, Vĩnh Long còn có 2 KCN đã được thành lập là KCN Đông Bình và KCN Gilimex Vĩnh Long, với tổng diện tích 605 ha, dự kiến đất công nghiệp cho thuê là 443 ha. Ngoài ra, có 1 KCN đang trong quá trình xin chủ trương thành lập (KCN An Định với diện tích 200 ha).
Theo đó, KCN Đông Bình (thị xã Bình Minh) có diện tích 350 ha, đã được phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án; UBND tỉnh Vĩnh Long đã ra quyết định thành lập KCN Đông Bình; Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Bộ Xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Nhà đầu tư - Công ty cổ phần Đầu tư TNI Vĩnh Long đang triển khai thực hiện dự án (hiện trong giai đoạn chuẩn bị đền bù, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư).
KCN Gilimex Vĩnh Long (huyện Bình Tân) có diện tích 400 ha, đã được phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; UBND tỉnh Vĩnh Long ra quyết định đổi tên KCN Bình Tân thành KCN Gilimex Vĩnh Long; Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện dự án (giai đoạn I) với diện tích 255 ha; UBND huyện Bình Tân phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 KCN Gilimex Vĩnh Long, giai đoạn I. Dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư.
KCN An Định (huyện Mang Thít) có diện tích 200 ha, được phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 và nhà đầu tư - Công ty cổ phần Long Hậu đã nộp hồ sơ xin chủ trương đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tổng hợp ý kiến các bộ, ngành và UBND tỉnh Vĩnh Long để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định chủ trương đầu tư theo quy định.
Ông Trần Minh Khởi, Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long cho biết, do diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê tại các KCN đã đi vào hoạt động không còn nhiều, nên một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ban trong thời gian tới là tiếp tục tập trung phối hợp với các ngành và UBND thị xã Bình Minh, huyện Bình Tân, hỗ trợ, đôn đốc các doanh nghiệp hạ tầng đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các KCN Đông Bình, KCN Gilimex Vĩnh Long, tạo quỹ đất công nghiệp, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thu hút các nhà đầu tư lớn.
Riêng với KCN An Định, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long tiếp tục theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ xin chủ trương đầu tư dự án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty cổ phần Long Hậu sau khi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án.